Ukraine: Vì dầu mỏ, "từ đồng minh thân thiết bỗng thành kẻ thù"

Vì những quyền lợi liên quan tới Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Ukrnafta, Tổng thống Ukraine và thị trưởng thành phố Dnepropetrovsk, một đồng minh thân thiết nhất của Kiev, đã biến thành kẻ thù của nhau.

Hãng tin RT cho hay chính phủ Kiev đã gia hạn một ngày cho đội quân tư nhân của Thị trưởng thành phố Dnepropetrovsk là ông Igor Kolomoysky, hạ vũ khí sau khi lực lượng này chiếm đóng và lập hàng rào chắn lối vào trụ sở tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Ukrnafta của Ukraine.

"Toàn bộ các lực lượng an ninh có 24 giờ để tuân thủ yêu cầu của luật pháp", Bộ trưởng Nội vụ Ukraine  Arsen Avakov chia sẻ trên trang cá nhân Facebook hôm 23/3.

Ukraine: Vì dầu mỏ,

Các tay súng chiếm giữ trụ sở tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Ukrnafta ở Kiev.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã điều động 2 tiểu đoàn thuộc lực lượng Bảo vệ quốc gia tới Dnepropetrovsk để "ngăn chặn căng thẳng trong khu vực leo thang".

"Các thị trưởng không được thành lập lực lượng quân đội cho riêng mình. Bất cứ lực lượng vũ trang nào trong khu vực cũng sẽ được sáp nhập vào hệ thống của quân đội quốc gia", ông Poroshenko cảnh báo.

Trước đó, vào chiều hôm 22/3, hàng loạt xe tải bọc thép và hàng chục tay súng mặc quân phục đã tới bao vây và lập hàng rào bên ngoài trụ sở chính của tập đoàn Ukrnafta tại thủ đô Kiev.

Các nguồn tin từ địa phương cho biết, tỷ phú kiêm thị trưởng thành phố Dnepropetrovsk, ông Igor Kolomoysky đã có mặt tại sự kiện này và ra lệnh lập hàng rào xung quanh trụ sở của Ukrnafta. Tuy nhiên, chính phủ Ukraine khẳng định việc làm của ông Kolomoysky là vi phạm pháp luật và không được cho phép.

Theo tạp chí Forbes, ông Kolomoysky đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,3 tỷ USD. Còn thành phố Dnipropetrovsk được đánh giá là một khu công nghiệp trọng điểm của quốc gia, cách thủ đô Kiev về phía đông nam gần 500 km và là thành phố lớn thứ tư tại Ukraine.

Theo RT, các công ty của tỷ phú Kolomoysky hiện đang chiếm 43% cổ phần trong Ukrnafta và chính phủ Ukraine nắm giữ số còn lại. Theo quy định pháp luật trước đây, nhà nước cần nắm 60% cổ phần mới có quyền kiểm soát các công ty tư nhân tham gia tập đoàn. Do đó, trong trường hợp này, ông Kolomoysky có thể coi Ukrnafta là tài sản cá nhân và có quyền rút cổ phần của mình ra khỏi tập đoàn bất cứ khi nào muốn cũng như giải tán hội nghị hội đồng quản trị.

Ukraine: Vì dầu mỏ,

Thị trưởng thành phố Dnepropetrovsk, ông Igor Kolomoysky.

Hành động bao vây trụ sở tập đoàn Ukrnafta của ông Kolomoysky diễn ra sau khi hôm 19/3, Quốc hội Ukraine thông qua bộ luật quy định chính phủ có thể toàn quyền điều hành một tập đoàn khi nắm phần lớn cổ phần trong đó.  

Đặc biệt, sau khi chính phủ Kiev sa thải ông Oleksandr Lazorko, "thân tín" của ông Kolomoysky khỏi bộ máy điều hành Ukrtransnafta, một công ty năng lượng mà tỷ phú Ukraine góp cổ phần, ông Kolomoysky đã ngay lập tức cho bao vây trụ sở này hôm 20/3.

Phát biểu trước giới truyền thông, tỷ phú Kolomoysky đã cáo buộc chính phủ Ukraine là "những kẻ phá hoại" đồng thời đe dọa "đưa 2.000 lính tình nguyện tới Kiev chỉ trong vài giờ". Tuy nhiên, sau đó, ông Kolomoysky đã được thuyết phục giữ bình tĩnh và ngồi xuống đàm phán với chính phủ. Ông Kolomoysky còn đe dọa đóng băng tạm thời các tài khoản ngân hàng ở những công ty có mối làm ăn với Tổng thống Poroshenko.

Từ đồng minh thân thiết thành kẻ thù

Trước khi xảy ra vụ việc trên, ông Kolomoysky được xem là một trong những đồng minh thân thiết nhất với chính quyền Kiev. Vị tỷ phú này còn tài trợ tiền cho một vài đơn vị quân đội quy mô lớn trong cuộc chiến chống lại phe ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine.

Tuy nhiên, hôm 16/3, ông Valentin Nalivaichenko, Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã thẳng thừng cáo buộc các quan chức ở Dnepropetrovsk là "những băng đảng tội phạm tài chính hoạt động ở khu vực gần miền đông Ukraine".

Ukraine: Vì dầu mỏ,

Bức họa chế giễu cuộc đối đầu giữa Thị trưởng Kolomoisky và Tổng thống Ukraine Poroshenko.

"Một băng đảng tội phạm đang tiến hành các vụ bắt cóc, giết người và tấn công bạo lực nhằm vào giới chức ở Donetsk và Dnepropetrovsk. Băng nhóm này đang giữ liên lạc và nhận nguồn tài chính hỗ trợ từ các quan chức ở Dnepropetrovsk. Họ còn đe dọa sử dụng các đơn vị vũ trang trái phép nhằm ngăn chặn hoạt động điều tra của chính phủ", ông Nalivaichenko phát biểu trong một cuộc họp báo tại Kiev.

Ông Nalivaichenko còn chỉ đích "Sich" chính là "công ty bảo vệ" đã chiếm đóng trụ sở của tập đoàn Ukrnafta ở Kiev.

Theo tờ The New York Times, tới ngày 23/3, mặc dù không còn những tay súng xuất hiện bên ngoài trụ sở Ukrnafta nhưng nhóm trung thành với tỷ phú Kolomoisky vẫn đang chiếm đóng tòa nhà này. Giám đốc SBU Nalivaichenko khẳng định cơ quan này sẽ hỗ trợ cảnh sát bắt giữ những người đang cố thủ trái phép bên trong tòa nhà Ukrnafta.

Căng thẳng còn đẩy lên cao độ khi ông Nalivaichenko thông báo SBU đang thẩm vấn hai thuộc hạ ở văn phòng của thị trưởng Kolomoisky về tránh nhiệm liên đới tới vụ sát hại một đặc vụ của cơ quan này và bắt cóc một nhân viên khác.

Trái với việc một số nghị sĩ kêu gọi ông Kolomoysky từ bỏ chức vụ Thị trưởng Dnipropetrovsk, hôm 23/3, bốn đồng minh của ông Kolomoysky trong Quốc hội Ukraine còn tuyên bố họ sẽ từ bỏ liên minh của Tổng thống Poroshenko để thể hiện lòng trung thành với vị tỷ phú. Thậm chí, họ còn kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình ở Dnepropetrovsk để phản đối chính sách độc quyền dầu mỏ của chính phủ.

The New York Times nhận định cuộc đối đầu giữa Tổng thống Poroshenko và tỷ phú Kolomoisky đã trở thành một trong những cuộc khủng hoảng chính trị trong nước lớn nhất kể từ khi ông Poroshenko lên nắm quyền điều hành đất nước Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Poroshenko đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn về việc tìm ra một giải pháp hòa bình chấm dứt cuộc xung đột với phe ly khai tại miền đông và vực dậy nền kinh tế đang ngập trong nợ nần lên tới hàng chục tỷ USD.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT) của Nga và nhật báo The New York Times của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !