Ukraine: Người dân chán ngán chính phủ, ồ ạt trốn đi lính

Tổng thống Ukraine thừa nhận, khoảng 37% nam giới thuộc đối tượng tổng động viên đã bỏ trốn ra nước ngoài. Thậm chí Ủy ban quân sự của một số vùng còn đệ trình danh sách không có lính nhập ngũ.

Ruslan Kotsaba là một nhà báo theo chủ nghĩa dân tộc của Ukraine. Ông từng tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ (Maidan) và lên án tình trạng tham những của các quan chức nước này.

Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, dường như ông tỏ ra bất bình với những nỗ lực của chính quyền nhằm chống lại phe ly khai thân Nga. Trong một video được đăng tải trên Youtube hôm 17/1, ông tuyên bố: “Tôi lên án lệnh tổng động viên cho cuộc chiến này. Tôi kêu gọi mọi người cùng lên tiếng với tôi, bởi vì nỗi kinh hoàng này, địa ngục này cần phải kết thúc”. 

Ukraine: Người dân chán ngán chính phủ, ồ ạt trốn đi lính - ảnh 1

Người thân tiễn đưa lính nghĩa vụ quân sự lên đường làm nhiệm vụ tại miền đông Ukraine

Tuyên bố của nhà báo Kotsaba là phản ứng của ông trước việc chính quyền nước này đã ban hành một Lệnh tổng động viên mới, yêu cầu nam giới thực hiện nghĩa vụ quân sự nhằm tăng cường lực lượng chiến đấu cho quân đội Kiev.

Hồi cuối tháng 12/2014, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko công bố, lệnh tổng động viên đã huy động được 75.000 nam giới, 60% trong số đó sẽ phục vụ trong quân ngũ. Nam giới Ukraine trong độ tuổi từ 25-60 thuộc diện đủ điều kiện để nhập ngũ; ngoài ra, Chính phủ cũng ưu tiên chọn lựa những người có kinh nghiệm quân đội.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số người dân Ukraine đang quay lưng với đạo luật do chính phủ ban hành. Điều này có thể xuất phát từ việc họ cảm thấy vọng với nhà cầm quyền và cách thức Chính phủ đối mặt với cuộc chiến, hoặc cũng có thể vì họ không muốn tiếp tục đối diện với sự mệt mỏi ngày càng tăng trước cuộc xung đột đã kéo dài 9 tháng.

Ukraine: Người dân chán ngán chính phủ, ồ ạt trốn đi lính - ảnh 2

Quân đội Ukraine tại thị trấn Volnovakha, miền đông Ukraine.

Hồi đầu tuần trước, một cố vấn của Tổng thống Ukraine thậm chí còn công bố, khoảng 37% nam giới sống ở khu vực miền tây của đất nước, thuộc danh sách tổng động viên của chính phủ, đã bỏ trốn ra nước ngoài. Trong khi đó, khu vực này vốn có niềm tin và tự hào dân tộc sâu sắc. 

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông địa phương cũng đăng tải hình ảnh những cuộc biểu tình chống đạo luật, và thậm chí Ủy ban quân sự địa phương của một số vùng còn đệ trình danh sách không có lính nhập ngũ. 

Các nhà xã hội học nhận định, xu hướng này xuất phát từ nguyên nhân người dân Ukraine đang ngày càng cảm thấy sợ hãi trước cuộc xung đột leo thang và chưa có hồi kết. Hơn 5.000 người đã thiệt mạng, trong khi thỏa thuận ngừng bắn được kí kết hồi tháng 9/2014 thường xuyên bị phá vỡ và những cuộc đàm phán đình chiến đi vào ngõ cụt.

Bên cạnh đó, nhiều người Ukraine còn tỏ ra lo ngại trước tình hình kinh tế kiệt quệ của đất nước.

Yevgeny Kopatko, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu và là nhà thăm dò dư luận ở Kiev cho biết: "Hơn 90% người dân đã cảm nhận được những ảnh hưởng rõ rệt của cuộc khủng hoảng kinh tế. Xã hội đang lâm vào tình trạng bất an nghiêm trọng”.

Đối mặt với tình trạng trên, nhà chức trách đã tìm mọi cách “trấn an” dư luận và hạn chế những nỗ lực trốn tránh nghĩa vụ quân sự của người dân nước này. Ngày 30/1 vừa qua, ông Poroshenko ban hành một sắc lệnh trong đó có điều khoản hạn chế quyền đi du lịch ở nước ngoài của những đối tượng thuộc danh sách thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ngoài ra, quân đội nước này cũng tạo ra một cơ sở dữ liệu để theo dõi những người thuộc danh sách nhập ngũ. Họ có thể bị kết án từ 2-5 năm tù nếu bị kết tội vi phạm đạo luật của nhà cầm quyền.

Tuy nhiên, hình phạt của Chính phủ cũng không thể ngăn cản những người như nhà báo Kotsaba. Thậm chí ngay cả khi cơ quan An ninh Ukraine (SBU) lên tiếng đe dọa khởi tố ông với tội danh hình sự, và video của ông bị lên án rộng rãi với tội danh “kẻ phản bội”, nhưng Kotsaba vẫn thẳng thắn nêu lên quan điểm của mình.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tờ GlobalPost, Kotsaba cho hay, ông phản đối việc Chính phủ đẩy người dân vào một cuộc nội chiến. Nhưng quan trọng hơn cả, theo nhận định của ông, cuộc xung đột được chính thức đặt tên là "hoạt động chống khủng bố" (ATO) này đã không được nhà cầm quyền miêu tả một cách trung thực. Các nhà chức trách Ukraine vẫn chưa chính thức tuyên bố tình trạng chiến tranh, bất chấp việc họ thường xuyên cáo buộc quân đội Nga xâm nhập miền đông Ukraine. 

Ông nhận định: "Vấn đề  nằm ở nguyên tắc: Khi tuyên bố tình trạng chiến tranh, Ukraine sẽ phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga, và hai nước cũng sẽ không có bất kỳ quan hệ thương mại nào. Tuy nhiên, điều này lại gây ra khó khăn cho Tổng thống Ukraine Poroshenko, do ông này hiện sở hữu một nhà máy bánh kẹo nằm ở miền Trung nước Nga". 

Không chỉ mình nhà báo Kotsaba lên tiếng về điều này. Một số nhà hoạt động nhân quyền Ukraine cũng cho biết, nếu nhà nước không ban bố tình trạng chiến tranh, lính nghĩa vụ có cơ sở để không chấp hành lệnh tổng động viên. 

Trước lệnh tổng động viên của chính quyền Ukraine và phản ứng của người dân nước này, gần đây, điện Kremlin đã công bố việc lính nghĩa vụ Ukraine đang "cố gắng trốn tránh nghĩa vụ quân sự một cách tuyệt vọng".

Ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng lên tiếng ủng hộ trước việc người dân Ukraine trốn nghĩa vụ quân sự. Cuối tháng 12/2014, ông đề xuất một đạo luật cho phép nam giới Ukraine trong độ tuổi nhập ngũ được phép lưu trú ở Nga lâu hơn. Ông nhận định: "Họ đang làm điều đúng đắn, bởi vì họ đang bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn".

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin GlobalPost. Đây là tờ báo trực tuyến của Mỹ tập trung vào lĩnh vực tin tức quốc tế. GlobalPost ra đời ngày 12/1/2009 bởi Charles M. Sennott và Philip S. Balboni với mục tiêu là "để xác định lại tin tức quốc tế cho đại kỹ thuật số". GlobalPost có 65 phóng viên trên toàn thế giới.

Phương Lâm (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !