Ukraine làm Nhật lo lắng về “tình đồng minh” của Mỹ

Sự “hờ hững” của Mỹ ở Ukraine khiến nhiều nước đồng minh e ngại rằng họ sẽ khó nhận được sự bảo vệ khi có xung đột xảy ra. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới châu Á là để giải quyết vấn đề này.

Năm 1994, Tổng thống Bill Clinton ký một thỏa thuận hứa hẹn sẽ "tôn trọng" sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nếu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Không ai nghĩ rằng hiệp ước ngoại giao – còn gọi là Biên bản ghi nhớ Budapest - thiếu rõ ràng đấy lại có thể ảnh hưởng đến chương trình hợp tác quốc phòng lâu năm giữa Mỹ và Nhật Bản.

Ukraine làm Nhật lo lắng về “tình đồng minh” của Mỹ - ảnh 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 5/4/2014 nhân chuyến công du của ông Hagel ở châu Á.

Theo tờ The New York Times, giờ đây, khi các quan chức Mỹ đã tách mình khỏi Budapest, để Nga tiếp quản Crimea một cách quá dễ dàng, thậm chí còn gọi lời hứa trong Budapest là “không ràng buộc”, Hoa Kỳ đang bị vướng vào sự nghi ngờ về niềm tin ở châu Á. 

Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ cho biết, đồng nghiệp người Nhật của ông liên tục đặt ra câu hỏi rằng: “Các bạn (nước Mỹ) sẽ làm điều tương tự cho chúng tôi khi điều gì đó xảy ra chăng?”

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới Nhật Bản trong hai ngày cuối tuần vừa qua đã bất ngờ bị để ý một cách tỉ mỉ. Sự quan tâm sâu sắc này xuất phát từ những lời hứa của Washington sẽ bảo vệ Nhật Bản trước các quốc gia thù địch (ở đây được hiểu là Trung Quốc và Triều Tiên – tờ The New York Times dẫn giải). 

Quan chức Nhật Bản tỏ ra hoài nghi về việc Mỹ lên án sâu sắc Nga trong sự kiện Crimea nhưng lại không có bất cứ hành động thiết thực hay quyết liệt nào để ngăn chặn việc đó xảy ra.

“Sự kiện Crimea là một cuộc chơi đầy biến cố”, Kunihiko Miyake, một cựu cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu toàn cầu Canon ở Tokyo cho biết. 

"Đây không phải là 'lửa xa bờ' đối với chúng tôi. Một nỗ lực của một cường quốc trỗi dậy đang cố gắng thay đổi hiện trạng". Khi nêu ví dụ, ông chỉ ra rằng Trung Quốc đang thách thức chủ quyền của Nhật Bản ở quần đảo Senkaku – nơi bao gồm những hòn đảo không có người ở trong biển Hoa Đông mà Bắc Kinh gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Ukraine làm Nhật lo lắng về “tình đồng minh” của Mỹ - ảnh 2

Hạm đội Thái Bình Dương - Biểu trưng sức mạnh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một quan chức Nhật Bản giấu tên cho biết trên tờ The New York Times: "Chúng tôi chỉ tìm kiếm một cam kết từ phía Mỹ". Các quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama từng nói rằng họ cam kết bảo vệ Nhật Bản, nhưng lại tỏ ra kiềm chế và rất thận trọng trong việc tuyên bố sẽ can thiệp quân sự nếu có tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư.

“Không có dấu hiệu hay sự yếu kém trong bất cứ phần nào của hiệp ước an ninh mà Mỹ đã cam kết với Nhật Bản”, Ông Hagel trả lời báo chí trên chuyến bay tớ Tokyo của mình. Theo ông, chuyến thăm lần này là nhằm tái khẳng định với Nhật Bản về “những cam kết tiếp tục hợp tác, tình bạn và nghĩa vụ hiệp ước của chúng tôi”. "Chúng tôi rất nghiêm túc về điều đó", ông nói.

Hôm Chủ nhật (6/4), song song với chuyến thăm, ông Hagel cũng công bố rằng Mỹ sẽ triển khai hai tàu khu trục tên lửa đạn đạo bổ sung cho Nhật Bản vào năm 2017. Tổng cộng, Mỹ đã đưa đến Nhật Bản 7 tàu khu trục, giúp Tokyo có thể bảo vệ chống lại tên lửa Triều Tiên. Ông Hagel gọi những hành động gần đây của Bình Nhưỡng là “hành động khiêu khích và gây bất ổn” cho Nhật Bản.

Một quan chức Bộ Quốc phòng của Mỹ đi cùng ông Hagel đã khẳng định hôm thứ Bảy (5/4) rằng hiệp ước an ninh chung giữa hai quốc gia là bằng chứng Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản khi cần. “Hoàn toàn không có sự dao động nào”, vị quan chức này nói.

Nhưng trong các cuộc họp trong vài tuần gần đây, các quan chức chính quyền Obama cho biết, phía Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm cụ thể một sự bảo đảm rằng hiệp ước an ninh sẽ áp dụng đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã gây náo loạn khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi tuyên bố “vùng nhận diện phòng không” mới, cho phép quốc gia này xác định và có thể có hành động quân sự chống lại các may bay đến gần quần đảo tranh chấp. Nhật Bản từ chối công nhận vùng nhận diện này, phía Mỹ cũng phản ứng bằng cách đưa máy bay quân sự vào mà không thông báo cho phía Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Obama vẫn yêu cầu các hãng hàng không thương mại Mỹ vẫn nên thực hiện theo yêu cầu nói trên để đảm bảo an toàn.

Các quan chức Mỹ nói rằng có vô số sự khác biệt giữa Ukraine và Nhật Bản, và giữa Crimea và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Theo họ, quan trọng hơn, Biên bản ghi nhớ Budapest khác hẳn với các hiệp ước an ninh chung giữa Mỹ và Nhật Bản được ký kết vào năm 1952. Sau 60 năm, hiệp ước này cũng đã được hai bên xác định và củng cố lại một lần nữa.

Theo hiệp ước này, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Nhật Bản, bảo vệ nước này trước bất kỳ cuộc tấn công nào. Ngược lại, Biên bản ghi nhớ Budapest để đảm bảo an ninh cho Ukraine không rõ ràng, và được giải thích rộng rãi là sẽ không có sự đảm bảo bằng việc can thiệp quân sự.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích Nhật Bản cho biết phản ứng của Mỹ với cuộc khủng hoảng Crimea đã không tạo ra được sự tin tưởng. Họ bày tỏ sự lo ngại rằng chính quyền Obama sẽ bỏ rơi chính sách tái cân bằng trục ở châu Á. Chiến lược này sẽ bị suy yếu khi Mỹ đưa ra cam kết tăng cường lực lượng để làm đối trọng với Nga ở Đông Âu.

"Sự kiện Crimea khiến chúng ta cảm thấy băn khoăn về việc liệu Mỹ có quyết tâm và đủ sức mạnh để ngăn chặn Trung Quốc hay không", Satoru Nagao, một chuyên gia về các vấn đề an ninh tại Đại học Gakushuin ở Tokyo cho biết, "Liệu với việc cắt giảm ngân sách của Lầu Năm Góc và sự cần thiết phải đưa lực lượng ở châu Âu, Mỹ có thể đưa ra một sự răn đe đáng tin cậy nào không?"

Cụ thể, một số nhà phân tích cho biết họ lo ngại Trung Quốc có thể cảm thấy được “khích lệ” bởi các phản ứng của Mỹ ở Crimea để thử một hành động gì đó tương tự như ở Senkaku/Điếu Ngư.

Các chuyên gia Nhật Bản cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng như Tổng thống Barack Obama sẽ nhận nhiều sức ép buộc phải đảm bảo không chỉ lời nói mà còn cả những hành động tượng trưng để cho thấy rằng Mỹ sẽ xử lý khủng hoảng ở biển Hoa Đông khác với ở Crimea. Một số nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản từng cho rằng một cuộc đụng độ xảy ra trên quần đảo tranh chấp có thể đặt dấu chấm hết của liên minh sau chiến tranh của hai quốc gia.

"Nếu Nhật Bản bị tấn công, và người Mỹ từ chối đáp ứng, thì sau đó người Mỹ sẽ phải rút lui khỏi các căn cứ của họ ở đây”, ông Miyake nói, “Nếu không có những căn cứ ở Nhật, Mỹ sẽ không thể là một cường quốc ở Thái Bình Dương nữa. Mỹ biết điều đó".            

The New York Times là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York do Arthur O. Sulzberger Jr. làm chủ biên, được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Nó trực thuộc Công ty New York Times, công ty đó cũng xuất bản khoảng 40 tờ báo khác, trong đó có International Herald Tribune và The Boston Globe. Tờ báo này được tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và thường được gọi là tờ báo danh giá (newspaper of record) của Hoa Kỳ. The New York Times được xem là một trong những tờ báo quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

PHAN SƯƠNG (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !