Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng

Mặc dù ký kết "Thỏa thuận thương mại tự do toàn diện và sâu rộng" với EU, song con đường hội nhập châu Âu của Ukraine vẫn còn đầy gian nan và đang bị xếp sau mối ưu tiên hàng đầu hiện này là thống nhất lãnh thổ.

Theo nhận định của tác giả Sean Griffin trên trang russiancouncil.ru, mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của các nhà lãnh đạo Ukraine đã được nhen nhóm sau Cuộc cách mạng Cam nhưng nó cũng nhanh chóng bị dập tắt. 

Tuy nhiên, hồi tháng 11 năm ngoái, khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận hợp tác với EU, nhiều chính trị gia thân phương Tây tại Kiev đã lên tiếng phản đối dữ dội và kết quả là ông Yanukovych bị lật đổ. 

Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng - ảnh 1

Những người ủng hộ phương Tây tổ chức biểu tình phản đối cựu Tổng thốngYanukovych từ chối ký kết thỏa thuận thương mại với EU tại Quảng trường Độc lập tại Kiev hồi tháng 11 năm ngoái.

Còn hiện nay, trong bối cảnh tân Tổng thống Petro Poroshenko lên nắm quyền điều hành và chính thức ký kết "Thỏa thuận thương mại tự do toàn diện và sâu rộng" với EU, chính phủ Ukraine lại đang phải tập trung giải quyết bài toán khó là dập tắt xung đột giao tranh với lực lượng ly khai miền đông và tiến tới hợp nhất lãnh thổ. Do đó, những mục tiêu hòa nhập với châu Âu đang bị lãnh đạo Kiev tạm xếp sau. 

Một điều cần khẳng định là Ukraine đang trên con đường gia nhập EU. Điển hình, hôm 21/3, chính phủ lâm thời Ukraine, với đại diện là quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, đã ký kết các điều khoản chính trị trong bản thỏa thuận gia nhập EU. 

Tới ngày 27/6, Ukraine đã chính thức đồng thuận với mọi danh mục trong bản thỏa thuận này và tiến hành ký kết. Song, không có một lộ trình cụ thể nào được đưa ra để giúp Ukraine đạt được những kỳ vọng như EU mong đợi. Con đường cải cách sẽ diễn ra hết sức chậm chạp và không hề dễ dàng. Thậm chí, nó còn buộc người dân Ukraine phải hy sinh nhiều. 

Trong đó, cải cách chính trị, kinh tế và xã hội là những điều thiết yếu để đảm bảo tương lai hội nhập với cộng đồng châu Âu của Ukraine. Tuy nhiên, những lời kêu gọi cải thiện thể chế dân chủ, pháp luật và nhân quyền dường như chỉ nằm trên giấy tờ mà không được áp dụng trong thực tế. Do đó, những cải cách cụ thể và có thể đạt được thì Ukraine cần nhanh chóng xác định, ưu tiên và thực hiện ngay lập tức để tránh tình trạng trì trệ ngay từ khi bắt đầu lộ trình cải cách. 

Theo đó, Ukraine cần thực hiện cải cách trên 2 lĩnh vực thiết yếu là hiến pháp và năng lượng. Thứ nhất, cải cách hiến pháp nhằm mục địch tạo thế cân bằng quyền lực. Thứ hai, Ukraine cần thoát khỏi tình cảnh trợ cấp giá năng lượng cho người dân nhằm giảm gánh nặng ngân sách quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào Nga. 

Cải cách hiến pháp

Việc thiết lập thế cân bằng và hiệu quả hoạt động giữa các tầng lớp lãnh đạo trong chính phủ hiện là ưu tiên hàng đầu hiện nay của Ukraine. Sự phân chia quyền lực giữa Tổng thống, Thủ tướng và Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine lâu nay thiếu tính minh bạch và được xem là nguồn cơn của căng thẳng và xung đột. Điển hình, Ukraine đã tiến hành sửa đổi một số quy định hồi năm 2004 sau cuộc Cách mạng Cam và việc ông Yanukovych được khôi phục quyền Tổng thống năm 2010. 

Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng - ảnh 2

Xung đột bùng nổ tại Ukraine giữa phe thân phương Tây và phe thân Nga.

Ukraine cần phải đưa ra quyết định rõ ràng rằng Tổng thống hay Thủ Tướng hay Quốc hội sẽ nắm quyền tối cao điều hành chính sách và thông qua hiến pháp để thiết lập bộ máy lãnh đạo. Tuy nhiên, quyết định này lại vấp phải sự xung đột giữa 2 yêu cầu. Thứ nhất, Ukraine cần phản ứng một cách nhanh chóng với những thách thức và cải cách để giao quyền hành lớn cho Tổng thống. Thứ hai, Ukraine cần thiết lập giới lãnh đạo đại diện cho một bộ phận dân cư và tăng tính pháp lý của các quyết định thông qua hệ thống quốc hội. 

Các cuộc bầu cử năm 2004 và 2010 là minh chứng rõ ràng cho nhận định không một Tổng thống Ukraine nào trong tương lai có thể giành được sự ủng hộ của đa số người dân. Bởi cựu Tổng thống Yanukovych đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng. Trong khi Tổng thống Petro Poroshenko – một cựu bộ trưởng dưới thời cựu Thủ tướng Tymoshenko và cựu Tổng thống Yanukovych, được đánh giá cũng không mấy tốt đẹp. 

Việc phân chia quyền lực chính trị cho từng khu vực và tính pháp lý lâu dài của chính phủ Ukraine được đánh giá sẽ giúp tăng sức mạnh đồng lòng trong nước. Theo đó, các chính trị gia sẽ có thêm quyền lực trong Quốc hội và các cuộc bầu cử trực tiếp bình bầu thị trưởng khu vực. 

Chính những bất ổn chính trị tại Ukraine đã góp phần thúc đẩy việc thay đổi Hiến pháp. Độc lập về mặt pháp lý là điều cần thiết để chắc chắn tính liên tục của việc thực thi  hiến pháp thông qua chỉ định trực tiếp các thẩm phán trong Tòa án Hiến pháp. 

Hiện nay, các thẩm phán được chỉ định thường giữ chức vụ trong nhiệm kỳ kéo dài 9 năm. Họ cũng không được tái bổ nhiệm và buộc phải nghỉ hưu khi 65 tuổi. Theo đó, 6 vị thẩm phán được Tổng thống, Quốc hội và Tòa án Quốc hội lần lượt chỉ định. Thậm chí, Tổng thống, Quốc hội và Tòa án Quốc hội có quyền buộc các thẩm phán từ chức điển hình như quyết định của cựu Thủ tướng Yushchenko năm 2007, Toàn án quốc hội năm 2010 và Quốc hội hồi tháng Hai năm nay.  

Cải cách năng lượng

Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan với các mặt hàng nhập khẩu từ châu Âu sẽ giúp người dân Ukraine có thêm sự lựa chọn và mua hàng hóa với giá rẻ hơn. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả tại Ukraine cũng sẽ buộc phải thay đổi hoặc tự phá sản. Hậu quả là số người thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng. Song ngoại trừ ngành công nghiệp ô tô và sản phẩm nông nghiệp, chính phủ Ukraine sẽ lọai bỏ dần chính sách hỗ trợ bảo hộ. 

Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng - ảnh 3

Nga tận dụng việc bán năng lượng với giá ưu đãi cho Ukraine để giành sự nhượng bộ chính trị.

Theo đó, các hộ gia đình Ukraine sẽ gặp không ít khó khăn khi chính phủ tiến hành cải cách ngành năng lượng. Thậm chí, ngay cả trước thời điểm ký kết thỏa thuận hợp tác với EU, chính phủ lâm thời Ukraine đã tăng giá bán khí đốt tiêu dùng trong nước thêm 50% nhằm đáp ứng các yêu cầu của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo kế hoạch, việc tăng giá sẽ vẫn tái diễn tới năm 2018. 

Sự thất bại trong cuộc thảo luận với Nga kéo theo việc cắt giảm nguồn khí đốt tự nhiên tới Ukraine hôm 16/6 đã một lần nữa khiến chính phủ Kiev có thêm động lực xóa bỏ chính sách hỗ trợ giá năng lượng cho người dân và tiến tới bán khí đốt với mức giá theo thị trường.  

Trong khi đó, lâu nay, Ukraine chịu tác động lớn từ Nga do Moscow là nhà cung cấp năng lượng lớn của quốc gia này. Trong quá khứ, Nga cũng đã tận dụng vị thế của mình một cách hiệu quả để giành được sự nhượng bộ chính trị từ chính phủ Ukraine. Điển hình, để mua được khí đốt với giá ưu đãi, Ukraine đã cho phép Nga mở rộng phạm vi hoạt động của Hạm đội Biển Đen đóng quân tại thành phố Sevastopol. 

Tuy nhiên, chính sách trợ cấp giá năng lượng đã chiếm mất 7,5% GDP của Ukraine. Và theo ước tính, trong bối cảnh giá bán năng lượng tiếp tục tăng, tập đoàn năng lượng quốc doanh của Ukraine Naftogaz sẽ bị thua lỗ 8 tỷ USD trong năm nay. Do đó, thay vì đổ lỗi có việc không còn được mua khí đốt "giá rẻ", Ukraine nên tập trung vào cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cả trong ngành công nghiệp và gia đình. 

Theo bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Đầu tư Sberbank, mức tiêu thụ khí đốt nội địa của Ukraine đã giảm 40% trong vòng 5 năm qua và lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga cũng đã giảm một nửa.  

Con đường chông gai

Để hòa nhập với châu Âu, Ukraine sẽ phải trả giá cho những thay đổi đối với nền kinh tế và chính trị. Trên mặt trận trong nước, chính phủ Ukraine cần thuyết phục và đảm bảo với người dân rằng những thách thức ngắn hạn hiện nay sẽ phục vụ cho lợi ích lâu dài. Còn trên mặt trận quốc tế, Ukraine sẽ phải chứng minh quốc gia vẫn có thể tồn tại bất chấp những rào cản từ phía Nga và thiếu vắng sự hỗ trợ từ EU hoặc Mỹ. 

Ukraine: Đường đến châu Âu không trải hoa hồng - ảnh 4

Quân đội chính phủ Ukraine đóng quân tạiKramatorsk, miền đông Ukraine hồi tháng Tư.

Mặc dù, quy mô cải cách được trình bày trong thỏa thuận ký kết giữa Ukraine với EU là khá rộng song từng bước đạt được nó với Kiev còn quá mơ hồ. Trong đó, việc tôn trọng các quy chế dân chủ, thiết lập các quy tắc pháp luật, bảo vệ nhân quyền và sự tự do căn bản là những yêu cầu cấp thiết hơn là việc xây dựng một bản hiến pháp mới và tăng giá bán khí đốt. Ngoài ra, giải quyết tình trạng chia cắt cộng đồng và nạn tham nhũng cũng là những thách thức lớn không dễ gì vượt qua. 

Các chính trị gia Ukraine cần nhận ra rằng thỏa thuận ký kết với EU chỉ là một giải thưởng mà thực chất không phải do họ đã nỗ lực để đạt được. Do đó, những hành động mà chính phủ Ukraine thi hành hiện nay sẽ quyết định liệu rằng Ukraine thực sự tham gia vào cộng đồng châu Âu hay chỉ đơn giản là xóa bỏ vai trò lịch sử chỉ là vùng đất biên giới giữa Nga và phương Tây. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang russiancouncil.ru của Hội đồng các vấn đề quốc tế Liên bang Nga (RIAC). RIAC chuyên đăng tải những bài bình luận về các mối quan hệ và chính sách ngoại giao quốc tế cũng như kết nối giới chuyên gia và các nhà lập pháp trên khắp thế giới.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !