Type 091 - tàu ngầm hạt nhân đầu tiên ở Châu Á

Theo National Interest, vào năm 1974 Trung Quốc đã có trong tay tàu lớp Hán (tên gọi khác là Type 091) tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được sản xuất tại châu Á, mặc dù khả năng của nó vẫn còn hạn chế.

Theo nhà sử học Benjamin Lai, Trung Quốc bắt đầu bày tỏ mong muốn phát triển tàu ngầm hạt nhân từ năm 1958. Bắc Kinh quyết định chế tạo tàu ngầm chiến đấu trước, sau khi có đủ kinh nghiệm sẽ bắt tay vào chế tạo tàu ngầm phóng tên lửa. Lý do là bởi để chế tạo tàu ngầm chiến đấu, Trung Quốc chỉ phải hoàn thiện công nghệ lò phản ứng, trong khi với một tàu phóng tên lửa, họ phải nắm được các công nghệ về lò phản ứng, tên lửa và hệ thống phóng tên lửa dưới nước.

Type 091 - tàu ngầm hạt nhân đầu tiên ở Châu Á - ảnh 1

Tàu Type 091 của Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên được chế tạo ở Châu Á.

Khác với Mỹ, quốc gia đã chế tạo những loại tàu ngầm lợi hại bậc nhất, Trung Quốc khi đó đang rất yếu kém về việc phát triển công nghệ quân sự. Điều này có thể thấy rõ khi tàu ngầm Type 091 được đưa vào sử dụng. Tàu được đóng tại xưởng Bohai, thuộc huyện Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Tàu được bắt đầu được đóng vào năm 1968 và được hoàn thành vào năm 1974. Sau đó, 4 tàu ngầm khác cùng chủng loại được chế tạo, chiếc cuối cùng được hạ thủy vào năm 1991.

Tàu Type 091 có trọng lượng 5.500 tấn, dài khoảng 90m và chiều rộng 10m. Tháp chỉ huy trên tàu khiến người ta liên tưởng đến tàu ngầm lớp Kilo của Liên Xô, trong khi thân tàu hình giọt nước được cho là mô phỏng các tàu Mỹ. Một nguồn tin cho biết, nhà thiết kế tàu Type 091 Huang Xuhua cho biết ông phát triển tàu ngầm này dựa trên hai mẫu đồ chơi tàu ngầm nhập về từ Mỹ và Hồng Kông, nhưng nhiều người không tin rằng đây là sự thật.

Tàu Type 091 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi có đường kính 533mm. Chúng cũng được lắp đặt hệ thống sonar Thomson-Sintra DUUX-5 của Pháp có khả năng theo dõi 3 mục tiêu cùng lúc. Đây là thiết bị quân sự được Trung Quốc mua về trước khi bị cấm vận sau vụ việc Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Tàu Type 091 cũng có thể hạ đặt thủy lôi tại bất kỳ vị trí nào.

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của một tàu ngầm quân sự đó là khả năng hoạt động yên tĩnh và né tránh các thiết bị dò tìm của đối phương. Về mặt tàu, tàu Type 091 được miêu tả là “một loại tàu gây tiếng ồn tương đối lớn được trang bị các công nghệ quân sự có từ thời những năm 1950 và 1960”. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Li Jie cho biết, mặc dù tàu Type 091 “thua kém các tàu ngầm Mỹ những 20 năm”, song ông khẳng định chúng đã theo dõi các tàu sân bay USS Independence và USS Abraham Lincoln của Mỹ trên eo biển Đài Loan, “ép chúng phải lui lại 200 hải lý”.

Ngày nay, tàu ngầm Type 091 đang dần bị ngừng sử dụng. Chiếc tàu đầu tiên đã bị ngừng hoạt động vào năm 2000 còn chiếc thứ hai là vào năm 2004. Thế nhưng, Type 091 vẫn thế hiện khả năng của mình. Năm 2014, một tàu ngầm loại này đã cập cảng tại thủ đô Colombo, Sri Lanka. Một năm sau đó, một chiếc Type 091 đã cùng các tàu chiến khác có mặt tại khu vực Sừng Châu Phi, phía Tây Ấn Độ Dương, để chống nạn hải tặc.

Type 091 - tàu ngầm hạt nhân đầu tiên ở Châu Á - ảnh 2

Tàu ngầm Type 091 hoạt động ngoại khơi.

Chặng đường này có chiều dài gần 14.500km và là hành trình dài nhất mà một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc từng thực hiện. Điều này chứng tỏ rằng, hơn 4 thập kỷ kể từ khi chiếc tàu đầu tiên của loại này được hạ thủy, những lỗi lầm trong thiết kế cuối cùng đã được khắc phục.

Vào tháng 10 năm ngoái, báo China Daily đưa tin rằng chiếc tàu Type 091 đầu tiên đã được đưa đến một bảo tàng hải quân tại thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc). Lò phản ứng cùng các vật liệu phóng xa đều đã được tháo gỡ để phục vụ mục đích trưng bày.

Trong khi đó, Trung Quốc đang xúc tiến phát triển các tàu ngầm quân sự mới. Trong năm 2015, 3 tàu ngầm Type 093B đã được hạ thủy, và một chiếc Type 095 sẽ sớm ra mắt công chúng trong thời gian tới. Mặc dù Type 091 vẫn còn nhiều khuyết điểm, sau cùng tàu vẫn là một loại khí tài lợi hại và là bước đi đầu quan trọng trong việc phát triển tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !