Tỷ phú giàu nhất rút bớt vốn khỏi bất đông sản, nhà chủ tịch tập đoàn thép ngày càng phủ bóng

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký bán gần 100,5 triệu cổ phiếu VHM, tương ứng 3% vốn điều lệ. Trong khi gia đình Chủ tịch Thép Hòa Phát ngày một “phủ bóng” doanh nghiệp thép lớn nhất  khi nắm giữ gần 1,6 tỷ cổ phiếu HPG

Với chỉ duy nhất một phiên tăng giá trong tuần vừa qua (16-20/08), cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup giảm 0,9% sau khi kết thúc tuần giao dịch, đóng cửa tuần ở mức giá 97.700 đồng/cp, mức giá thấp nhất đối với cổ phiếu này trong 2 tuần qua.

Theo đó, giá trị cổ phiếu VIC do tỷ phú giàu có nhất Việt Nam nắm giữ đã giảm 1.700 tỷ đồng, tương ứng 0,9% xuống còn 187.270 tỷ đồng sau một tuần bão táp của thị trường chứng khoán Việt.

Tuy nhiên, ngày 7/08 vừa qua là ngày giao dịch không hưởng quyền đối với cổ phiếu VIC để Tập đoàn Vingroup chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 422,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ phát hành xấp xỉ 12,5%, giá trị phát hành theo mệnh giá 4.228 tỷ đồng.

Trong tuần qua, Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng đăng ký bán ra gần 100,5 triệu cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes, tương ứng 3% vốn điều lệ. Dự kiến giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận trong thời gian từ 19/8 đến 17/9/2021.

Nếu hoàn tất thương vụ này, Vingroup sẽ giảm lượng cổ phần VHM nắm giữ xuống còn 2,23 tỷ đơn vị, tương ứng việc nắm giữ 66,66% vốn điều lệ của Vinhomes. Theo ước tính, Vingroup có thể thu về khoảng 12 nghìn tỷ đồng từ giao dịch này.

Trước đó, Vingroup thông báo góp 934 tỷ đồng thành lập 2 công ty mới là công ty Giải pháp năng lượng VINES (VinES) - sản xuất pin và ắc quy, và công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo VINAI (VinAI) - chủ yếu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực không học kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, Vingroup cũng thành lập công ty Vinbiocare JSC với mục tiêu hợp tác, nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 từ nước ngoài, tiến tới tự chủ về vaccine. 

Việc Tập đoàn giảm tỷ lệ sở hữu tại Vinhomes (lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho tập đoàn) được cho là động thái ông Phạm Nhật Vượng sẽ dồn lực cho việc sản xuất vắc xin Covid-19.

{keywords}
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là người duy nhất trong Top 5 ghi nhận tài sản giảm trong tuần từ 16-20/8.

Các tỷ phú còn lại trong Top 5 giàu nhất sàn đều tăng thêm giá trị tài sản nhờ giá cổ phiếu tăng nhẹ.

Cụ thể, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) bỏ túi 302 tỷ đồng sau khi HPG tăng 0,7%. Hiện tại, giá trị cổ phiếu HPG ông Long nắm giữ đạt 42.336 tỷ đồng.

Như vậy, nếu thị trường thuận lợi, rất có thể giá trị tài sản của “vua thép” sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD ngay trong tuần tới, qua đó củng cố vững chắc vị trí thứ hai của ông Long trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.

Diễn biến đáng chú ý của HPG trong tuần qua là việc ông Trần Vũ Minh – con trai ông Trần Đình Long – đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu HPG. Giao dịch thỏa thuận được thực hiện trong ngày 18/08 với mức giá 46.900 đồng/cp, tương đương giá trị giao dịch đạt 234 tỷ đồng. Với giao dịch này, quý tử nhà ông Trần Đình Long đã nâng số cổ phần đang nắm giữ tại HPG lên 69,8 triệu cổ phiếu, tương đương 1,45% vốn điều lệ.

Như vậy, gia đình Chủ tịch Trần Đình Long ngày một “phủ bóng” xuống doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam khi đang nắm giữ gần 1,6 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương tới tỷ lệ 35,02% vốn điều lệ.

Cụ thể, Chủ tịch Trần Đình Long đang sở hữu gần 1,17 tỷ cổ phiếu HPG (26,08% vốn điều lệ ), vợ ông Long là bà Vũ Thị Hiền nắm giữ hơn 328 triệu cổ phiếu HPG (7,34% vố điều lệ), ông Trần Vũ Minh nắm giữ 69,8 triệu cổ phiếu (1,45% vốn điều lệ); Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đại Phong - nơi ông Minh giữ chức vụ Giám đốc - nắm giữ hơn 2,1 triệu cổ phiếu HPG (0,05% vốn điều lệ).

Đối với bộ đôi tỷ phú ngân hàng và bán lẻ, ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang, dù cho cổ phiếu TCB giảm 3,2% nhưng bù lại là việc MSN tăng nhẹ 0,22% đã giúp cho giá trị tài sản của hai vị tỷ phú này dịch chuyển nhẹ theo chiều hướng tăng.

Tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nắm giữ tăng nhẹ 7,36 tỷ đồng trong tuần qua, đạt mức 35.073 tỷ đồng. Con số này đối với ông Nguyễn Đăng Quang là 34.481 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng.

Người còn lại trong Top 5 là ông Bùi Thành Nhơn. Giá trị cổ phiếu NVL của Chủ tịch Tập đoàn Novaland cũng chỉ tăng thêm 63 tỷ đồng trong tuần qua, lên mức 32.908 tỷ đồng.

Ngày 20/08 Novaland đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông tổng tỷ lệ 60%, trong đó trả cổ tức tỷ lệ 31% và chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 29%.

Theo đó Novaland dự kiến phát hành hơn 456,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 31%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 31 cổ phiếu mới. Giá trị phát hành theo mệnh giá 4.568 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của công ty mẹ theo báo cáo tài chính năm 2020.

Hiền Anh

 

 

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.