Tỷ phú đứng sau "bom nợ" Evergrande là ai?

Tập đoàn Evergrande được thành lập bởi tỷ phú Hứa Gia Ấn - người từng bước vượt nghèo để thành công, từ kỹ sư thép trở thành tỷ phú.

Evergrande nổi danh là nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới. Một loạt tin xấu liên tục trong những tuần gần đây đã khiến nhiều chuyên gia cảnh báo về sự sụp đổ của đế chế này.

Giàu hoài bão

Ông Hứa sinh năm 1958 ở Hà Nam (Trung Quốc), từng có một tuổi thơ cơ cực. Khi mới 1 tuổi, mẹ qua đời, bố nhập ngũ nên ông phải ở cùng bà ngoại. Nhà nghèo, ông Hứa quyết định nghỉ học sau khi tốt nghiệp THPT đi làm nông phụ giúp bà. Trong thời gian đầu đi kiếm tiền, tỷ phú Hứa Gia Ấn làm nhiều công việc nặng nhọc.

Ông Hứa Gia Ấn - chủ tịch tập đoàn Evergrande.

Ông Hứa Gia Ấn - chủ tịch tập đoàn Evergrande.

Thời gian sau, ông rời bỏ công việc ở nhà máy xi măng và được nhận vào Học viện Gang thép Vũ Hán, hiện nay được gọi là Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán vào năm 1970.

Sau khi tốt nghiệp và làm việc vài năm trong công ty Sắt thép Wuyang, ông đã sớm tìm ra đường đi của mình khi thành lập Tập đoàn Evergrande vào năm 1997.

Theo Financial Times, trong những thập kỷ tiếp theo, các dự án khu dân cư của Evergrande mọc lên khắp các thành phố của Trung Quốc.

Evergrande thực hiện một loạt các khoản đầu tư bất động sản, qua đó đưa doanh nghiệp này đạt giá trị 722 triệu USD sau lần phát hành lần đầu tiên ra công chúng vào năm 2009. Năm 2017, tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu 71% tập đoàn Evergrande, đưa khối tài sản ròng tăng vọt lên mức 45 tỷ USD.

Đến năm 2018, báo cáo của Brand Finance đã xếp hạng tập đoàn Evergrande là công ty bất động sản có giá trị nhất thế giới. Theo ước tính của Forbes, thời điểm đó tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu 70% cổ phần của công ty, đưa ông trở thành người giàu thứ 53 trên thế giới và người giàu thứ 10 ở Trung Quốc.

Khi khối tài sản ngày càng lớn, tỷ phú Hứa Gia Ấn bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực ngoài bất động sản. Ông đầu tư vào một hãng sản xuất ô tô điện và mua Câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu, một trong những đội bóng thành công và có giá trị nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng xe điện mà tỷ phú này đầu tư vẫn chưa cho ra đời chiếc xe nào.

Tính đến ngày 22/9/2021 (theo cập nhật của Forbes), tỷ phú Hứa Gia Ấn sở hữu khối tài sản tương đương 10,7 tỷ USD.

"Sa lầy" ở dự án ô tô điện

Tập đoàn địa ốc China Evergrande đang nợ đầm đìa và có thể sớm sụp đổ. Việc thành lập startup ôtô điện Evergrande NEV bị coi là một trong những sai lầm lớn của tỷ phú Hứa Gia Ấn.

China Evergrande thành lập công ty ôtô điện Evergrande NEV vào năm 2018. Chủ tịch Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) khẳng định Evergrande NEV sẽ nhanh chóng vượt qua Tesla của tỷ phú Elon Musk tại thị trường Trung Quốc.

Evergrande NEV đạt định giá 87 tỷ USD hồi tháng 4 nhưng không bán một chiếc ôtô điện nào. Ảnh: Bloomberg.

Evergrande NEV đạt định giá 87 tỷ USD hồi tháng 4 nhưng không bán một chiếc ôtô điện nào. Ảnh: Bloomberg.

Bất chấp việc tập đoàn bất động sản của ông Hứa không hề có công nghệ cũng như kinh nghiệm sản xuất xe hơi, các nhà đầu tư vẫn ồ ạt đổ tiền vào startup Evergrande NEV. Công ty này huy động được hàng tỷ USD tiền đầu tư dù không hề có doanh số.

Evergrande NEV phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại Hong Kong năm 2018 và giá cổ phiếu công ty lập tức tăng vọt. Tháng 4 năm nay, định giá công ty đạt đỉnh 87 tỷ USD, cao hơn cả Ford.

Tuy nhiên, Evergrande NEV giới thiệu 6 mẫu ôtô điện nhưng đến nay chưa bán bất kỳ một chiếc xe nào. Các lãnh đạo công ty liên tục thay đổi lịch ra mắt sản phẩm.

“Đây là một công ty kỳ lạ. Họ đổ rất nhiều tiền đầu tư nhưng chẳng sản xuất được gì. Họ lao vào một ngành công nghiệp khó nhằn mà bản thân họ không hề có kiến thức gì cả”, Bloomberg dẫn lời ông Bill Russo, CEO hãng tư vấn Automobility ở Thượng Hải, nhận định.

Theo Fortune, trong nửa đầu năm nay, ước tính Evergrande NEV lỗ ròng 740 triệu USD.

China Evergrande nói rằng việc xây các trạm sạc điện ôtô trong các khu dân cư do công ty này phát triển sẽ giúp thúc đẩy cả hai mảng xe điện và bất động sản. Tập đoàn của tỷ phú Hứa Gia Ấn kỳ vọng mảng xe điện sẽ có lãi khi bán được nhiều bất động sản.

Theo phân tích của Wall Street Journal, China Evergrande còn sử dụng startup ôtô điện để tiếp cận nguồn đất công. Tập đoàn này cam kết xây nhà máy ôtô điện 2,7 tỷ USD tại thị trấn Nam Thông gần Thượng Hải hồi năm 2019 để lấy được diện tích đất khổng lồ tại đây. Đến nay, nhà máy này vẫn chưa được xây.

China Evergrande còn dùng startup ôtô điện làm phương tiện huy động vốn cho cả tập đoàn. Dù vậy, đến tháng 9 này, giá cổ phiếu của Evergrande NEV đã giảm tới 92% so với mức đỉnh hồi tháng 4. China Evergrande tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng bất thành.

“Chẳng ai muốn giơ tay không bắt lấy con dao đang rơi xuống đất”, nhà kinh tế Bo Zhuang của hãng Loomis Sayles so sánh một cách đầy hình ảnh.

Evergrande NEV chỉ là một trong số hàng loạt dự án kinh doanh ngoài ngành đầy tốn kém của China Evergrande. Tập đoàn bất động sản của tỷ phú Hứa Gia Ấn còn đầu tư vào sản xuất nước đóng chai, âm nhạc, câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu FC… Tất cả đều thất bại hoặc lỗ nặng.

Fortune dẫn lời một số chuyên gia tài chính cho biết những khoản đầu tư sai lầm này không chiếm tỷ lệ đáng kể trong khối nợ 300 tỷ USD của China Evergrande. Phần lớn đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản của tập đoàn.

Tuy nhiên, việc China Evergrande thất bại trong việc đa dạng hóa kinh doanh là một lời cảnh báo đối với mọi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc.

Ước mơ vụn vỡ

Evergrande có chi nhánh, hiện diện tại 280 thành phố, với số lượng nhân viên lên tới 200.000 người. Tập đoàn đã hoàn thành 900 dự án xây nhà thương mại, hạ tầng bất động sản. Gần đây, Evergrande còn mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực mới như thực phẩm, giải trí, nghiên cứu phát triển xe điện.

China Evergrande đang nợ 300 tỷ USD. Công ty tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng không thành công. Ảnh: Reuters.

China Evergrande đang nợ 300 tỷ USD. Công ty tính bán Evergrande NEV cho Xiaomi nhưng không thành công. Ảnh: Reuters.

Từ năm 2020, vấn đề lớn nhất mà Evergrande đang gặp phái là sức ép đến từ "núi nợ" lên đến 300 tỉ USD sau nhiều năm đi vay để có đủ vốn hỗ trợ tăng trưởng nhanh. Trước đó, Evergrande cũng đã đẩy nhanh việc mua bán, sáp nhập, vì muốn tận dụng được đà tăng trưởng nóng của ngành bất động sản.

Năm 2020, Tập đoàn bất động sản Evergrande gây nên cú sốc trên thị trường bất động sản khi thông báo triển khai chiến dịch giảm giá 30% giá bán căn hộ, biệt thự...chưa từng có ở tất cả dự án của tập đoàn này trên toàn quốc.

Động thái giảm giá đồng loạt ở tất cả dự án như vậy là điều bất thường đối với ngành bất động sản Trung Quốc. Thị trường này vốn rất thận trọng với việc giảm giá bán, vì lo sợ sẽ gây phẫn nộ cho các khách hàng đã mua với giá cao trước đó, đặc biệt trong bối cảnh các tài sản cố định như bất động sản được xem là nơi bảo toàn tài sản an toàn nhất.

Ở thời điểm đó, China Evergrande có 817 dự án trên khắp Trung Quốc và có thêm 40 dự án mới được mở bán trong thời gian của chiến dịch giảm giá. Đây cũng là thời điểm China Evergrande trở thành công ty bất động sản có nợ vay lớn nhất ở Trung Quốc.

Chủ tịch China Evergrande Hui Ka Yan cho biết mục đích của chiến dịch giảm giá là cắt giảm tỷ lệ nợ của tập đoàn.

Theo Shen Chen, một đối tác tại Shanghai Maoliang Investment Management, Hứa Gia Ấn từng nhiều lần đưa Evergrande thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ trong quá khứ nhờ bán nợ, bán cổ phần... Tuy nhiên lần này mọi chuyện đã khác.

"Cuộc khủng hoảng nợ ở Evergrande đang leo thang. Công ty không thể tiếp cận nguồn vốn mới cũng như không thể xử lý tài sản đủ nhanh để gây quỹ", Shen nói.

Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh ngày càng thắt chặt các quy định vay nợ, Evergrande không thể phát hành bất kỳ trái phiếu mới nào ở thị trường nước ngoài trong năm nay.

Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng tỷ phú Hứa vẫn có thể huy động vốn bằng cách bán bớt tài sản với giá chiết khấu hoặc niêm yết các công ty con ít quan trọng ra thị trường chứng khoán.

Hành trình trở thành “quả bom nợ” 300 tỷ USD của Evergrande (kỳ 1)

Hành trình trở thành “quả bom nợ” 300 tỷ USD của Evergrande (kỳ 1)

Ra đời cách đây 24 năm, Evergrande đã vươn mình thành nhà phát triển địa ốc lớn nhất thế giới, để rồi lâm nguy vì chính sự phát triển quá nhanh đó...

Theo DDDN

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.