Tỷ phú Bill Gates nói gì về Covid-19 vào năm 2022?

Người sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates tin rằng sự xuất hiện của một biến chủng Covid-19 mới có khả năng lây nhiễm cao hơn trong năm nay là khó có thể xảy ra.

Ông Gates viết trên Twitter: “Sự xuất hiện của một chủng virus dễ lây lan hơn là khó xảy ra, nhưng trong thời gian đại dịch xảy ra, chúng tôi đã trải qua nhiều điều bất ngờ”.

Theo vị tỷ phú này, do chủng Omicron, nhiều người sẽ có khả năng miễn dịch “ít nhất là trong năm tới”.

“Chúng ta có thể phải tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hàng năm trong một thời gian nữa”, tỷ phú Mỹ viết.

Cũng theo nhà sáng lập Microsoft, số ca mắc Covid-19 ở các nước sẽ giảm sau làn sóng chủng Omicron, loại virus sau đó sẽ được điều trị như cúm mùa.

{keywords}
Tỷ phú Bill Gates nói gì về Covid-19 vào năm 2022? (Ảnh: Globallookpress)

“Khi các quốc gia trải qua làn sóng Omicron, hệ thống y tế sẽ gặp khó khăn. Hầu hết các trường hợp nặng nằm trong diện chưa được tiêm chủng. Sau khi Omicron đi qua sẽ có ít trường hợp lây nhiễm hơn, nên Covid-19 sẽ được điều trị trong thời gian còn lại của năm giống như bệnh cúm theo mùa”, ông Gates viết trên Twitter .

Đồng thời, ông Gates cũng lưu ý rằng, các loại vắc xin hiện có có hai mặt hạn chế là người đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh và hiệu quả của thuốc giảm dần theo thời gian. Nhà sáng lập Microsoft cho biết: “Chúng ta cần vắc xin ngăn ngừa tái nhiễm và tồn tại trong nhiều năm”.

Bên cạnh đó, khi nói về nguồn gốc của Covid-19, tỷ phú người Mỹ cho rằng, dữ liệu cho thấy nó đã được truyền sang người từ một loài khác.

“Trong tương lai, sẽ có những đợt bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ các loài khác, vì vậy chúng ta phải đầu tư để chuẩn bị cho chúng”, tỷ phú Microsoft cho biết.

Trước đó, ông Gates đã bày tỏ quan điểm rằng đại dịch Covid-19 có thể kết thúc sớm nhất vào năm 2022, mặc dù thực tế là hiện nay với sự xuất hiện của chủng Omicron thế giới có lẽ đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất.

Mới đây, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ trách đánh giá hiệu quả của các vắc xin Covid-19 cho biết, việc tiêm chủng tăng cường bằng các vắc xin hiện có không phải là cách tốt nhất để đối phó với đại dịch.

“Chiến lược tiêm chủng dựa vào tiêm nhắc lại vắc xin với thành phần ban đầu khó có thể phù hợp hoặc bền vững”, nhóm chuyên gia TAG-Co-VAC nhận định.

Các chuyên gia này cho rằng, có thể cần điều chỉnh các vắc xin hiện thời để đối phó tốt hơn với các biến chủng mới xuất hiện như Omicron - một biến chủng của SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn đã xuất hiện ở 149 quốc gia trên thế giới.

Theo nhóm chuyên gia, việc phát triển các vắc xin mới không chỉ bảo vệ người mắc Covid-19 tránh nguy cơ bệnh nặng và tử vong, mà còn giúp hạn chế nguy cơ nhiễm virus.

“Vắc xin Covid-19 có tác dụng lớn giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan bệnh, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong. Việc sử dụng vắc xin là cần thiết và cần được phát triển”, nhóm chuyên gia nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia TAG-Co-VAC, điều này sẽ giúp giảm bớt sự lây nhiễm trong cộng đồng. Các chuyên gia cũng cho rằng, các nhà phát triển vắc xin nên tìm cách sản xuất loại vắc xin “tạo ra các phản ứng miễn dịch rộng rãi, mạnh mẽ và lâu dài để giảm yêu cầu về các liều tăng cường”.

Thanh Bình (lược dịch)

Tuần đầu của tháng 1, thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục

Tuần đầu của tháng 1, thế giới ghi nhận số ca mắc Covid-19 kỷ lục

Theo TASS, số trường hợp được xác nhận mắc Covid-19 trên thế giới trong tuần đầu tiên của tháng Giêng đã tăng gần 14 triệu người, đây là mức kỷ lục kể từ đầu đại dịch.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !