Tuổi trẻ của tôi và Chiếc thuyền ngoài xa vào đề thi Văn tốt nghiệp THPT 2022: Đề thi, đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2022

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra từ ngày 6- 9/7/2022. Ngày 6/7 là thời gian làm thủ tục dự thi, ngày 9/7 là ngày dự phòng. Hai ngày thi chính thức là ngày 7/7 và 8/7.

Sau đây là đề thi môn Văn và đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2022.

{keywords}
Tuổi trẻ của tôi và Con thuyền ngoài xa vào đề thi Văn tốt nghiệp THPT 2022: Đề thi, đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2022
{keywords}
Tuổi trẻ của tôi và Con thuyền ngoài xa vào đề thi Văn tốt nghiệp THPT 2022: Đề thi, đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2022

Đáp án đề Văn

Phần II: Làm Văn
1.Viết đoạn văn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước các thế hệ đi trước. Có thể theo hướng:
- Thế hệ trẻ cần có cần có nhận thức đúng đắn về sức trẻ và thái độ trân trọng những di sản mà cha ông đã để lại, giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước.
- Thế hệ trẻ cần có tư duy tỉnh táo để nhận thức được những bất cập, lạc hậu; tiếp nối có chọn lọc để thế hệ sau ngày càng phát triển hơn.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Đề bài: Phân tích đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Nội dung và nghệ thuật đoạn truyện; liên hệ đến hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và đoạn trích.
* Phân tích đoạn trích:
- Phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của chiếc thuyền:
+ Sau nhiều lần chờ đợi, bỏ qua những khung cảnh khác, cuối cùng người nghệ sĩ đã chụp được một bức ảnh nghệ thuật tuyệt vời với hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Con thuyền ấy trong buổi bình minh hiện ra rất đẹp, ấn tượng như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.
+ Theo Phùng thì “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích” từ màu sắc (“bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”) đến đường nét (“mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe”, “tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi”) và con người (“ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”).
- Phản ứng của người nghệ sĩ:
+ Phùng đã tràn đầy xúc động, sung sướng vô cùng khi bắt gặp được cảnh “đắt” trời cho. Anh cảm thấy choáng ngợp trước “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” và đứng trước cảnh ấy, anh trở nên “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.
+ Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ khi nghĩ đến lời đúc kết “Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khôi khi bắt gặp được hình ảnh của cái tận thiện, tận mĩ.
* Đánh giá chung:
- Qua đoạn trích, tác giả đã khơi lên một nội dung quan trọng liên quan đến tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp (nghệ sĩ Phùng, nhân vật trong tác phẩm) làm cho câu chuyện trong đoạn trích trở nên khách quan, chân thực và đầy thuyết phục. Lời văn giản dị, đằm thắm mà sâu sắc, đa nghĩa, đầy dư vị.
* Liên hệ đến hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
- Hình ảnh hai chiếc thuyền gợi ra ý nghĩa: bức tranh thiên nhiên thì tuyệt mĩ nhưng bức tranh hiện thực thì trần trụi, nhọc nhằn. Từ sự phức tạp ấy, người nghệ sĩ cần nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, họ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.
- Nghệ thuật phải miêu tả chân thực đời sống, nắm bắt cả những khoảnh khắc đẹp và chưa đẹp để có cái nhìn toàn diện về cả bề mặt lẫn chiều sâu của đời sống. Người sáng tác không thể lảng tránh sự thật về cuộc đời và số phận con người; phải trung thực và đầy bản lĩnh khi đã kiên quyết lựa chọn con đường “nghệ thuật vị nhân sinh”, phải có khả năng thấu hiểu đời sống, không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt giản đơn, dễ dãi.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề không quá khó

Có mặt tại điểm thi trường THPT Nguyễn Tất Thành, thí sinh Hà Phương Thảo rất vui mừng khi đã hoàn thành môn thi Ngữ Văn.

Khi được hỏi về độ khó của đề, thí sinh này cho biết: “Đề thi năm nay vừa sức, cũng không quá khó, khi câu 5 điểm nghị luận văn học thì cũng trúng luôn phần cô giáo ôn rất kỹ cho em nên em hoàn thành bài thi chỉ với 3/4 thời gian.

Em hi vọng với phần trình bày của mình sẽ có thể được 8,5 điểm”.

Cùng chung niềm vui mừng, thí sinh Nguyễn Mỹ Ngọc (Cầu Giấy) cho hay em rất thích thú với đề thi này.

“Đề thi không quá khó cũng không đánh đố thí sinh, đặc biệt câu hỏi về nghị luận xã hội cũng rất thực tế, câu hỏi này giúp chúng em có thể thỏa sức bày tỏ suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ. Với đề thi này em hi vọng có thể được 9 điểm”, Ngọc nói.

Infonet sẽ cập nhật nhanh nhất gợi ý đáp án đề thi THPT quốc gia 2021 môn Văn tới các bạn đọc quan tâm ngay sau đây.

Trước đó, cô Trịnh Thu Tuyết – Hệ thống giáo dục HOCMAI nhận định đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022 nhìn chung không thay đổi so với đề tham khảo năm 2021 và đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021. Thậm chí, cấu trúc và kiểu dạng câu hỏi không có gì thay đổi so với đề tham khảo và đề chính thức từ năm 2019-2020!

Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. 

Đó là cấu trúc quen thuộc, phù hợp với tâm lí, nhận thức của học trò.

Cụ thể, phần Đọc hiểu gồm ngữ liệu đọc hiểu là một đoạn thơ, nằm ngoài chương trình sách giáo khoa phổ thông, sau đó là 4 câu hỏi đọc hiểu, được phân loại theo các cấp độ nhận thức đã được giảm tải.

Cũng như đề tham khảo và đề chính thức kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2020 – 2021, hai câu hỏi 1 và 2 cho phần Đọc hiểu của đề tham khảo môn Ngữ văn kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022 đều dừng lại ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng. 

{keywords}
Đề thi tham khảo môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Câu hỏi số 1 yêu cầu nhận biết về một yêu tố hình thức của ngữ liệu, đó là thể thơ; câu hỏi số 2 yêu cầu nhận biết về một yếu tố nội dung của ngữ liệu, đó là yêu cầu “Theo đoạn trích, sông Hồng đã để lại những gì trước khi về với biển”. Với yêu cầu nhận biết, đây sẽ là những câu hỏi giúp học trò dễ dàng đạt mức điểm tuyệt đối dành cho mỗi câu hỏi, thường có thể từ 0,5 tới 0,75 điểm. 

Câu hỏi số 3 hướng tới mức độ thông hiểu khi yêu cầu thí sinh giải thích một chi tiết nội dung của ngữ liệu đọc hiểu “Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối với đời sống con người Việt Nam?…” 

Câu hỏi số 4 có thể coi là câu hỏi vận dụng cao khi yêu cầu học trò chỉ ra ý nghĩa của hai dòng thơ “…máu ta mang sắc đỏ sông Hồng/nỗi khổ và niềm vui bất tận” với suy nghĩ, xúc cảm…của các em. 

Nhìn chung, với cấu trúc quen thuộc, mức độ các câu hỏi vừa sức, có xu hướng giảm tải khá rõ khi gia tăng câu hỏi nhận biết so với các kì thi THPT Quốc gia trước đây, phần Đọc hiểu sẽ là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài.

Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, nội dung nghị luận vẫn là một khía cạnh của vấn đề có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nội dung ngữ liệu của phần Đọc hiểu trước đó, và đó cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT.

Câu nghị luận văn học chiếm quĩ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian… Theo đề tham khảo năm nay, vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu nghị luận văn học khá rành mạch khi đặt ra yêu cầu trong hai câu lệnh: “Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ” và “Nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân đươc thể hiện trong đoạn trích”. Với cấu trúc của câu nghị luận văn học, thí sinh sẽ xác định rất rõ ràng các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, có ý thức gắn kết giữa nội dung cụ thể của câu lệnh chính “Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ “ với việc nâng lên mức độ khái quát của một trong những tư tưởng quan trọng nhất của tác phẩm văn học là “tư tưởng nhân đạo”. 

Nhìn chung, nếu đề tham khảo đúng với tính chất minh họa cho cấu trúc, kiểu dạng, mức độ các câu hỏi của đề thi chính thức trong kì thi Tốt nghiệp THPT năm học 2021 – 2022, đó sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới, dù không có được nhiều cảm giác hồi hộp đón chờ sự mới mẻ, bất ngờ, điều vốn luôn là những thách thức thú vị cần có của mỗi kì thi.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !