Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?

Theo ý kiến của các phụ huynh, câu hỏi của đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 về “thế hệ gấu bông” rất thực tế. Nhiều ý kiến cho rằng, người lớn cũng vô cảm khi họ để thế hệ trẻ thành như 'gấu bông'.

Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?

Sự vô cảm được đưa vào đề Văn lớp 10

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 vừa kết thúc ở 2 thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Điều đọng lại lớn nhất sẽ không chỉ là kết quả thi mà còn là nội dung của 2 đề thi môn Ngữ văn. Nếu đề thi môn ngữ Văn của Sở GD&ĐT TP.HCM được nhiều quý phụ huynh và học sinh cũng như báo giới quan tâm. Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi nhỏ với các chuyên gia, các phụ huynh và học sinh về vấn đề này.

Hai đề thi Ngữ văn – hai luồng ý kiến khác nhau

Đề thi TP.HCM được đa phần thí sinh và phụ huynh đánh giá là rất mở, phát huy khả năng sáng tạo của người làm bài. Phần lý thuyết chỉ chiếm 2 điểm với những câu hỏi rất dễ, phần phân tích tác phẩm đề cho ra rất “thoáng”, thí sinh được tự do lựa chọn tác phẩm mình yêu thích trong chương trình văn học hiện đại trong nước.

Đặc biệt, phần nghị luận xã hội gây nhiều sự chú ý với câu hỏi yêu cầu thí sinh phải định nghĩa hiện tượng qua 2 trường hợp cụ thể, hai hiện tượng có ý nghĩa tiêu cực của “thế hệ gấu bông”.

Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?
Đề thi môn Ngữ văn tại TP.HCM. Ảnh: Đặng Sinh

Nhận xét về câu 5 điểm trong đề, nhiều ý kiến cho đây là một nét mới khiến thí sinh và phụ huynh bất ngờ. “Nhiều thí sinh lúng túng vì nghĩ đề thi sẽ in luôn khổ thơ để phân tích, nên không học thuộc thơ. Trong khi đó, câu này khiến cho nhiều phụ huynh tâm đắc vì không gò bó thí sinh trong bất kì một khổ thơ nào”, chị Thanh Nhàn (quận Bình Thạnh, TP.HCM) nhận xét.

Anh Minh, phụ huynh thí sinh dự thi tại trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh) cho rằng đây là một đề thi hay, tạo điều kiện cho học sinh tự do thể hiện cảm nhận của mình.

Tuy nhiên, anh đang khá lo lắng vì với đề mở, chắc chắn khâu chấm bài sẽ khó khăn hơn. “Tôi mong là các giám khảo sẽ không quá khắt khe trong việc diễn đạt của các em, vì với những câu về vấn đề xã hội, học sinh lớp 9 chắc chưa thể viết hay được!”, anh Minh bày tỏ.

Trong khi đó, đề thi Ngữ văn ở Hà Nội lại theo một lối mòn của nhiều năm trước. Những năm gần đây, xu hướng ra đề thi các môn xã hội thường khá mở, từ kỳ thi tốt nghiệp THPT tới ĐH, tuy nhiên, trong các câu hỏi môn Ngữ văn dành cho học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội lại chỉ phân tích thơ hay cách sắp xếp câu từ trong một tác phẩm văn xuôi.

Với đề thi này, học sinh sẽ không thể hiện được cách nhìn nhận, quan điểm của mình về những điều rất thiết thực trong cuộc sống, mà cụ thể là chính tính tình, thói quen, sở thích của bản thân các em.

Tiến sỹ Huỳnh Văn Thông (trưởng khoa Báo chí và Trường thông, ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đánh giá lối ra đề như thế là quá cũ. Ngay trong câu đầu của đề thi, người ra đề đã yêu cầu thí sinh hiểu 2 câu trong bài thơ Tiểu đội xe không kính (của nhà thơ Phạm Tiến Duật) là “câu thơ thật độc đáo", yêu cầu thí sinh phải lập luận "làm rõ cảm giác người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính".

Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?
Đề thi môn Ngữ văn tại Hà Nội. Ảnh: Mai Châm

Theo tiến sỹ Thông, thẩm mỹ văn học là thứ không nên ép buộc. Đề thi vô tình đã ép người học phải bằng mọi cách thấu cảm với nhân vật, điều này có thể đưa người làm bài đến chỗ viết không thật hoặc không hiểu.

Người lớn cũng vô cảm?

Câu hỏi nghị luận xã hội nói về cách ứng xử của “thế hệ gấu bông” đối với các bậc sinh thành trong đề Ngữ văn tại TP.HCM nhận được nhiều ý kiến khác nhau.

Nội dung câu hỏi là hai câu chuyện mang tính mệnh đề. Câu chuyện đầu viết về: Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quệt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con ly chè”.

Câu chuyện thứ hai nói về: Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.

Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?
Tại Hà Nội, dù thời tiết nóng bức, rất đông phụ huynh vẫn lựa chọn chờ đợi ngay tại cổng trường từ 7h đến 10h trong giờ thi môn Ngữ văn sáng 21/6. Ảnh: Mai Châm

Theo một phụ huynh, có lẽ đáp án sẽ nói về hiện tượng vô cảm, thiếu sự chia sẻ, mầm mống của sự vị kỷ, thiếu trách nhiệm gia đình và cộng đồng. Câu hỏi thứ hai nói về sự lệch lạc suy nghĩ về giá trị sống khi không biết trân trọng những điều quý giá trong cuộc đời, mà cha và mẹ là đại diện tiêu biểu.

Chị Mỹ Hạnh (quận 8), có con dự thi vào trường THPT Bùi Thị Xuân cho rằng, câu 3 trong đề thi chạm đến những vấn đề đang thực sự xảy ra trong cuộc sống. Chị cho biết, cô con gái thi vào lớp 10 năm nay cũng rất thần tượng hai ngôi sao Disney là Miley Cyrus và Selena Gomez.

“Có hôm tôi vừa đi làm về, gặp con chẳng thấy hỏi thăm mình lấy một câu, chỉ thấy khoe là Miley Cyrus sang năm làm đám cưới”, chị Hạnh chia sẻ. Chị cũng hy vọng đề Văn năm nay sẽ khiến các thí sinh điều chỉnh cách cư xử của mình với những người trong gia đình.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, ở tình huống đầu trong câu hỏi thì không chỉ đứa trẻ có lỗi trong trường hợp này. Thật ra người lớn có lỗi khi không yêu cầu đứa trẻ tham gia việc giúp đỡ người khác, kể cả đó có là mẹ của em đó. Trong tình huống cụ thể, người mẹ có lỗi khi không dạy cho em về sự quan tâm giúp đỡ.

Có thể nói, người lớn cũng vô cảm trong trường hợp này, khi họ đang cho phép đứa trẻ được vô cảm. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng từ giáo dục gia đình khiến các em có thể đánh mất kỹ năng và cảm xúc.

Từ đề Văn lớp 10: Phải chăng người lớn cũng vô cảm?
Hết giờ thi môn Ngữ văn, trên đường phố Hà Nội, nhiều trường hợp thí sinh và phụ huynh vi phạm giao thông, không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba. Ảnh: Mai Châm

Theo nhiều ý kiến gọi đó là “thiếu quan tâm là bệnh nhà giàu của trẻ em sống ở các vùng đô thị”. Nhưng, tiến sỹ Huỳnh Văn Thông phủ định điều này. Ông cho rằng: “Giàu nghèo đều có thể cả thôi, vấn đề là cách mà phụ huynh tư duy về trách nhiệm với con cái. Trách nhiệm của cha mẹ khônh chỉ là chở con đi học và sau đó mua chè cho con. Điều lớn hơn là nghiêm khắc dạy cho trẻ từng bài học sống và không nên hời hợt bỏ qua những tình tiết trẻ mắc lỗi ứng xử”.

ĐẶNG SINH – XUÂN HƯỜNG

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !