Từ chối mổ cho bệnh nhân: Tâm sự của một bác sĩ 45 năm cầm dao mổ

Ai đã từng cầm dao mổ - một việc làm quyết định đến tính sống còn của người bệnh mới thấu hiểu được tâm trạng và diễn biến của người thầy thuốc như thế nào.

Là một bác sĩ, trực tiếp cầm dao mổ 45 năm nay, tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, bất kỳ ai trên thế gian này chí ít cũng có vài lần gõ cửa ngành Y. Không phải lần nào họ cũng được đón tiếp vui vẻ và toại nguyện khi ra về, bởi không thể có thầy thuốc nào làm cho họ hoàn toàn thoải mái và hài lòng với những yêu cầu của cá nhân mình.

Từ chối mổ cho bệnh nhân: Tâm sự của một bác sĩ 45 năm cầm dao mổ - ảnh 1

BS Vương Tiến Hòa

Lý do là tâm lý bệnh nhân luôn lo âu, “có bệnh thì vái tứ phương”. Họ đến gặp thầy thuốc mong được giải đáp cặn kẽ mọi thắc mắc. Trong khi đó thầy thuốc còn bao nhiêu việc phải làm, bao nhiêu bệnh nhân đang chờ đến lượt được khám. Có những trường hợp  với ngành Y thì là bệnh đơn giản nhưng với bệnh nhân lại cho là quan trọng nên đòi hỏi giải thích cho thật cặn kẽ, yêu cầu tư vấn một cách hơi quá đáng khiến hai bên không hài lòng về nhau.

Chính vì vậy, quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân rất hệ trọng. Nếu cởi mở, hỗ trợ cho nhau là điều cực kỳ tốt để giúp cho khai thác bệnh diễn biến như thế nào và đề ra phương pháp giải quyết (điều trị) thích hợp. 

Nhưng có những vấn đề không đơn giản chút nào, đặc biệt với những chuyên ngành ngoại khoa phải cầm dao can thiệp vào cơ thể con người, nhất là cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt đối với sản phụ và trẻ sơ sinh vì họ là những đối tượng nhạy cảm nhất trong ngành y.

Một ca mổ như một trận đánh phải thắng!

Ai đã từng cầm dao mổ - một việc làm quyết định đến tính sống còn của người bệnh mới thấu hiểu được tâm trạng và diễn biến của người thầy thuốc như thế nào. 

Một bệnh nhân khi đã có chỉ định phẫu thuật thì người bệnh đã tin tưởng tuyệt đối, trao sự sống của mình cho thầy thuốc, vì vậy đòi hỏi trách nhiệm của người thầy thuốc rất cao. 

Người mổ (phẫu thuật viên) quan niệm cuộc mổ đó giống như một trận đánh thật sự và mong muốn cuối cùng là phải chiến thắng, nghĩa là bệnh nhân phải được cứu sống, cho nên họ phải chuẩn bị kỹ lưỡng, điều tra, nghiên cứu và quan sát giống như một người lính. Tức là phải thu thập những thông tin trong quá trình diễn biến của bệnh (trinh sát, điều tra) rồi thăm khám, xét nghiệm cho bệnh nhân (quan sát, trinh sát thực địa), sau đó mới lên kế hoạch tác chiến, nghĩa là dự kiến phẫu thuật. 

Qua các dữ liệu thu được từ bệnh sử, thăm khám lâm sàng, xét nghiệm kết luận đây là bệnh gì, mức độ nặng nhẹ ra sao, can thiệp bằng phương pháo nào, tiên lượng mổ dễ hay khó, và nếu can thiệp thì khả năng gì có thể xảy ra và khi những điều bất lợi khó khăn xảy ra thì sẽ giải quyết như thế nào. Như vậy có khác gì với chuyện người lính đánh  một đồn bốt của địch?

Đó là khách quan! Còn chủ quan, người thầy thuốc phải tự đánh giá trình độ của cá nhân mình, nghĩa là khả năng về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn bản thân, về hậu cần (trang thiết bị y tế, gây mê hồi sức) đồng thời không thể quên được lực lượng hỗ trợ (đồng nghiệp, trợ thủ). 

Sau khi cân nhắc đầy đủ như vậy thì liệu khả năng mình có thể phẫu thuật tốt được trường hợp bệnh này không cũng không khác gì người lính cân nhắc trước khi đánh đồn địch?

Bất kỳ một thầy thuốc nào, trừ những trường hợp cấp cứu bắt buộc phải giải quyết có khi vượt quá khả năng của mình, trong những điều kiện bắt buộc vẫn phải xử lí vì nếu không xử lý thì chắc chắn là bệnh nhân tử vong. Vì vậy họ phải can thiệp dù đôi khi vượt quá khả năng của họ. Còn trong những trường hợp không cấp cứu thì không dại gì mổ ngay mà cần phải chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch như một trận chiến thực sự. 

Thông thường khả năng 10 thì người thầy thuốc thường làm đến 8 hoặc 9 phần, còn một phần kinh nghiệm là để dành lỡ may có những vấn đề không mong muốn xảy ra, họ còn đủ kinh nghiệm và minh mẫn để xử trí.    

Nói tỉ mỉ như thế để thấy ngoài khả năng chuyên môn, kinh nghiệm, yếu tố tâm lý là hết sức quan trọng. Tâm trạng vui vẻ nhưng đừng quá phấn khích, tự tin sẽ đảm bảo cho ca mổ thành công cao. 

Nếu như một lý do nào đó thầy thuốc bị phân tâm, ức chế thì ảnh hưởng khá lớn trong cuộc mổ, thậm chí có khi gây nguy hiểm trong khi mổ. Đặc biệt trách nhiệm nặng nề và lo lắng có những phiền hà sau mổ thì nó sẽ chi phối làm cho thầy thuốc mất tập trung, đương nhiên động tác có khi thiếu chính xác trong cuộc mổ sẽ có thể làm tổn thương đến các tạng khác.

Một người thầy thuốc sau khi đã khám cho bệnh nhân (nghĩa là đã trinh sát thực địa) thấy tình trạng bệnh lý của bệnh nhân vượt quá khả năng của mình, hoặc tâm trạng ức chế nếu mổ cho bệnh nhân thì việc từ chối mổ cho bệnh nhân đó là điều đương nhiên và mang tính nhân đạo cao. 

Điều này cũng thể hiện lương tâm của thầy thuốc vì nếu mổ, nguy cơ tai biến cao hoặc phẫu thuật không triệt để, có người chỉ làm tối thiểu để rút lui cho an toàn (điều này đôi khi vẫn xảy ra nếu bị ép buộc). 

Chính vì vậy mà thầy thuốc không nên và cũng không được mổ cho thân nhân. Cho nên người thầy thuốc từ chối điều trị cho bệnh nhân không phải cấp cứu và đặc biệt là những trường hợp theo yêu cầu của bệnh nhân thì đó là là biểu hiện lương tâm của người thầy thuốc. 

Mặt khác, khám theo yêu cầu, không phải dạng cấp cứu thì anh yêu cầu tôi, nhưng tôi không thể đáp ứng được yêu cầu của anh đó là chuyện hết sức bình thường, không có gì mà phải ầm ĩ. Còn lên án bác sĩ không nhận điều trị cho mình thì phải xem xét lại sự hành xử và kiến thức xã hội của cá nhân mình.

Vậy từ chối như thế nào?

Việc từ chối điều trị cho những bệnh nhân là một nghệ thuật. Tư vấn cho bệnh nhân thế nào cho phù hợp, biến cái phức tạp thành dễ hiểu, từ chối một cách chân thành, giúp cho bệnh nhân hướng giải quyết phù hợp để bệnh nhân an tâm… là điều nên làm.

Nếu thầy thuốc từ chối không điều trị được cho bệnh nhân đó thì phải hướng dẫn họ đi đâu, gặp ai. Tốt nhất khi giới thiệu nên có vài lời với người được giới thiệu để bệnh nhân được yên tâm và người đó có kế hoạch giúp bệnh nhân tốt hơn.

Trong thực tế, đa phần bệnh nhân mang nặng triết lí “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” vì vậy họ cố tìm mọi cách để cám ơn trước hoặc chạy chọt để nhờ vả thầy thuốc, vô tình đã đặt người thầy thuốc vào thế bị áp lực chi phối trong cuộc mổ. 

Cũng có bệnh nhân thuận miệng “trăm sự em nhờ cậy bác sĩ” nghe có vẻ đơn giản nhưng trong đó đã hàm ý như có vẻ như trao phó mọi trách nhiệm có gì xảy ra và người thầy thuốc “lãnh đủ” thì cũng gây áp lực lớn cho thầy thuốc.

Y học là một ngành khoa học đặc thù liên quan đến con người và là sinh học, mỗi cá thể có những phản ứng và đáp ứng khác nhau. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân khăng khít ảnh hưởng và tác động đến nhau. Nếu như thầy thuốc đã từ chối thì cũng không nên ép uổng làm gì. 

Bản thân tôi đã có 45 năm hành nghề cho đến bây giờ, mỗi lần bệnh nhân gọi đến yêu cầu được tư vấn hay hẹn khám và điều trị, tôi thấy rất vui. “Đã mang lấy nghiệp vào thân” chúng tôi cũng không hối tiếc vì đã chọn nghề Y, một nghề quá vất vả, trách nhiệm cao, rủi ro nhiều đôi khi đến mức độ “bầm dập” nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ đến trọn đời với cái “Nghiệp” vì đó là niềm vui đã được chăm lo sức khỏe cho mọi người. 

Không ai hiểu hết tâm trạng một thầy thuốc khi có biến chứng xảy ra, ngay cả vợ hoặc chồng hay con cái mà chỉ bản thân người thầy thuốc đó mới thấu hiểu sự đắng cay, đau đớn ân hận khi biến cố xảy ra. Không chỉ phân tâm phải lo đối phó với búa rìu của dư luận mà ngày và đêm tự dày vò lòng mình với những câu: Sao mình không tỉnh táo thêm, không thế này thế kia để cho biến cố không xảy ra…

Và những ân hận của tai biến đó sẽ đeo đẳng họ suốt đời cho đến khi về cõi vĩnh hằng không bao giờ nguôi. 

Tôi có người thầy đáng kính khi mới ra trường cách đây hơn 50 năm, thầy mổ lấy thai cho một bệnh nhân, chạm vào niệu quản, thầy đã mắc võng nằm theo dõi bệnh nhân cho đến khi lành bệnh và ra viện. Cũng từ đó thầy không cầm dao mổ nữa. 

Nói như vậy để khẳng định rằng những tai biến xảy ra, tuyệt đại đa số không phải là tắc trách mà có nhiều vấn đề chi phối trong quá trình từ khi tiếp xúc tới phẫu thuật, sau mổ và cho đến khi bệnh nhân ra viện, thế mà vẫn có những biến cố xảy ra muộn hơn.

Bs. Vương Tiến Hòa (Trường Đại học Y Hà Nội)

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Đang cập nhật dữ liệu !