Từ chối mổ cho bệnh nhân: Mỗi người nên tự rút kinh nghiệm
Ảnh minh họa. |
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Nguyễn Vượng Hải – Văn phòng luật sư Nguyễn Phúc, đồng thời là điều dưỡng, chủ tịch công đoàn của khoa thận nhân tạo trong Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, câu chuyện PGS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ cho “người viết báo”, cả hai người trong cuộc đều có cái sai.
Về phía PGS Quyết, luật sư Hải cho biết theo luật khám chữa bệnh, bác sĩ không được từ chối bệnh nhân. Còn trong y đức, bác sĩ được quyền từ chối bệnh nhân khi không phải trường hợp cấp cứu, không nguy hiểm tới tính mạng.
Nhưng cho đến thời điểm này, định nghĩa thế nào là không nguy hiểm tới tính mạng, thế nào là cấp cứu vẫn chưa được xác định rõ. Trong trường hợp này có thể cô Trang cũng lo sợ mức độ nguy hiểm của bệnh u xơ của mình nên tha thiết mong được PGS Quyết mổ.
Theo dòng sự kiện
TS Vũ Bá Quyết: "Bệnh nhân mổ dịch vụ tôi có quyền từ chối"
BS Vũ Bá Quyết chia sẻ nội dung cuộc điện thoại với "người viết báo"
GĐ Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ bệnh nhân: Bộ Y tế lên tiếng
Bác sĩ Võ Xuân Sơn: Từ chối mổ mới là có y đức!
Chuyện về vị bác sĩ "suýt" từ chối mổ cho mẹ ông luật sư
Theo luật sư Hải, để xem xét ai đúng ai sai, cần phải biết giữa bác sĩ và bệnh nhân có bản cam kết nào bằng giấy trắng mực đen hay bằng miệng rằng Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đồng ý mổ cho cả bệnh nhân.
Ngoài ra, các thủ tục và quy chế làm việc của phòng khám dịch vụ trong bệnh viện công lập của đơn vị đó như thế nào. Ví dụ quy định làm việc của phòng dịch vụ bệnh viện có điều khoản nào quy định trong bất kỳ trường hợp nào bác sĩ không được từ chối bệnh nhân hay được quyền từ chối?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể phải xác lập được cam kết của bệnh nhân và bác sĩ ra sao; Nếu bác sĩ Quyết chỉ có chỉ định mổ mà không có giấy tờ cam kết rằng ông sẽ mổ cho cô phóng viên này thì người viết báo cũng không thể cho rằng mình bị từ chối mổ sau khi biết là phóng viên.
Điều giáo sư Tiến trăn trở là cách ứng xử trong bệnh viện, giữa nhân viên y tế và bệnh nhân đôi, khi còn khập khiễng. Người vào bệnh viện muốn được bác sĩ ân cần chăm sóc và chỉ dẫn nhẹ nhàng. Nếu vì bận, bác sĩ có thể giải thích, nói chuyện nhẹ nhàng thì người bệnh sẽ thông cảm. Nếu vì bực dọc mà trút điều bực bội lên nhau sẽ không hay, dù điều này diễn ra trong bệnh viện hay trong đời sống hằng ngày.
Sau sự việc này, Giáo sư Tiến cho rằng mọi điều không hay rồi cũng qua đi. Ông hi vọng mọi người đều rút kinh nghiệm cho bản thân.