Từ chảo lửa Trung Đông đến biên giới châu Âu: Cuộc nội chiến Syria

Hội nghị Geneva 3 đang diễn ra tại Thụy Sĩ. Ở đây, các quốc gia cùng các phe đối lập ở Syria sẽ nhóm họp và đưa đến những quyết định quan trọng, tìm hòa bình ổn định cho đất nước đã trải qua gần 5 năm nội chiến.

Kết quả của 5 năm nội chiến, điều duy nhất mà thế giới thu được là cuộc sống "địa ngục trần gian" của người dân Syria nói riêng và bất ổn thêm trầm trọng ở Trung Đông nói chung. Hãy cùng điểm lại những thay đổi kể từ khi súng vang lên trên đất nước Syria.

Sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)

Cuộc nội chiến ở Syria đã tạo ra một khoảng trống. Từ khoảng trống đó, một nhánh bạo lực của al-Qaeda đã phát triển thành một tổ chức khủng bố đáng sợ nhất hành tinh. Đó chính là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Năm 2014, IS chiếm giữ thành phố phía đông Raqqa của Syria, sau đó đánh chiếm thành phố Mosul của Iraq. Cuối cùng, IS đã kiểm soát một khu vực rộng lớn trải dài từ Iraq tới Syria, có diện tích bằng nước Anh. Tại đây, IS cướp vũ khí, tích lũy của cải và kết nạp thêm nhiều thành viên mới. Sự bành trướng của IS không vấp phải kháng cự đáng kể nào bởi khi đó, chính phủ Syria đang tập trung nguồn lực chống lại phe nổi dậy ở các khu vực đông dân cư hơn nằm sát bờ biển Địa Trung Hải.

Từ chảo lửa Trung Đông đến biên giới châu Âu: Cuộc nội chiến Syria - ảnh 1

Một khu vực đổ nát của thành phố Homs, Syria.

IS đã gieo rắc nỗi sợ hãi sâu sắc trong khu vực và trên toàn thế giới khi thảm sát những người thiểu số, bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục, hành quyết binh sĩ chính phủ hay tù binh một cách man rợ. IS còn phá hủy các di sản văn hóa như các đền thờ trong thành phố cổ Palmyra của Syria, cướp bóc và bán cổ vật.

IS còn phát động một làn sóng tấn công khủng bố từ Pháp đến Yemen, đồng thời thiết lập một căn cứ tại phía bắc Libya. Ngoài ra, tổ chức này còn dụ dỗ hàng nghìn thanh niên trẻ, kể cả người không có nguồn gốc đạo Hồi, gia nhập IS.

Châu Âu bất ổn

Khi các nước châu Âu đạt được thỏa thuận về biên giới mở vào cuối thế kỷ trước, họ không lường trước được việc sẽ phải đón nhận tới một triệu người nhập cư, chủ yếu là người tỵ nạn Syria, chỉ trong một năm, như năm 2015. Hàng nghìn người tỵ nạn đã bị thiệt mạng khi băng qua biển để tới châu Âu, đặt ra một thách thức lớn cho khu vực này. Dòng người tỵ nạn không hề có dấu hiệu suy giảm đã gây bất ổn tới tận cốt lõi của thỏa thuận biên giới mở.

Nhiều nước châu Âu hiện đã dựng các rào chắn dọc theo tuyến đường Balkan mà người tỵ nạn đi qua từ Hy Lạp đến Đức. Hàng nghìn người tỵ nạn đang phải sống khổ sở ở phía đông nam châu Âu. Nhiều người đang phải chờ các nhà chức trách xử lý đơn xin tỵ nạn hoặc đang cư trú bất hợp pháp.

Từ chảo lửa Trung Đông đến biên giới châu Âu: Cuộc nội chiến Syria - ảnh 2

Các binh sĩ chính phủ Syria đang hô khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Bashar Assad.

Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn cũng có nguy cơ gây rạn vỡ sự đoàn kết trong Liên minh châu Âu.

Ngoài ra, các cuộc tấn công khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015 đã dấy lên lo ngại về an ninh trên khắp châu Âu và thậm chí cả Mỹ.

Nước Nga hồi sinh

AP dẫn lời Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng: “Có một người trên hành tinh này có thể chấm dứt cuộc nội chiến Syria bằng một cú điện thoại và đó chính là ông Putin”.

Từ chảo lửa Trung Đông đến biên giới châu Âu: Cuộc nội chiến Syria - ảnh 3

Tổng thống Bashar Assad (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp tại Moscow hồi tháng 10/2015.

Gần đây, nước Nga có được vị thế vững chắc ở Trung Đông sau nhiều năm lặng lẽ quan sát hành động của Mỹ trong khu vực này.

Hồi tháng 9 năm ngoái, ông Putin bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích các nhóm khủng bố ở Syria. Vẫn chưa rõ kế hoạch của Nga đối với Syria là thế nào nhưng chắc chắn quyết định của ông Putin sẽ đóng vai trò lớn trong việc xác định ai sẽ là người lãnh đạo Syria trong thời gian tới.

Các nước láng giềng bị vạ lây

Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn đối với châu Âu vẫn không là gì nếu so sánh với những gánh nặng mà các nước láng giềng Syria đang phải gánh chịu. Ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan hiện đang tiếp nhận tới khoảng 4,4 triệu người tỵ nạn Syria, trong đó, số người tỵ nạn Syria ở Lebanon chiếm hơn 1/5 tổng dân số nước này.

Người tỵ nạn Syria đang gây ra gánh nặng về cả kinh tế và xã hội cho các quốc gia này.

Ngoài ra, cuộc xung đột giữa chính phủ và quân nổi dậy ở Syria cũng gây mất ổn định cho các nước láng giềng mong manh như Lebanon và gây căng thẳng sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với nguy cơ xảy ra cuộc nội chiến đòi ly khai của người Kurd.

Địa vị Iran được củng cố

Cuộc nội chiến ở Syria đã tái cân bằng các trục quyền lực trong khu vực. Phạm vi ảnh hưởng của người Shiite ở Iran đã mở rộng từ Lebanon cho đến Iran, Iraq và Syria. Chỉ huy Qassem Soleimani của Lực lượng Quds Force, một nhánh của Vệ binh Cách Mạng Iran, thường xuyên chỉ đạo triển khai quân sự ở Syria và Iraq.

Trong khi đó, theo AP, tổ chức chính trị vũ trang Hezbollah là đại diện quyền lực của Iran tại Lebanon. Hezbollah đã gửi hàng nghìn tay súng tới hỗ trợ cho chính phủ Syria.

Ả rập Xê-út, đại diện cho sức mạnh của người Sunni trong khu vực, đang cố duy trì sự ủng hộ đối với phe nổi dậy người Sunni ở Syria cũng như  chống lại các nhóm phiến quân người Shiite được Iran hậu thuẫn ở Yemen.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Associated Press (AP) của Mỹ. Đây là hãng tin lớn nhất trên thế giới, có trụ sở tại New York. AP cũng là một trong những nguồn cung cấp tin tức lớn nhất cho các tờ báo, đài truyền hình và đài phát thanh trên thế giới.

PHẠM KHÁNH (Tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !