Truyền thông quốc tế phát hiện “bàn tay Nga” trong bầu cử Tổng thống Pháp
Truyền thông quốc tế phát hiện “bàn tay Nga” trong bầu cử Tổng thống Pháp |
Tờ Politico xuất bản một bài báo có tựa đề "Làm thế nào Nga phá vỡ cuộc bầu cử Pháp". Tác giả của bài báo viết rằng các nhà chức trách Pháp" đã học được kinh nghiệm từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ" và đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, "ảnh hưởng của Nga" đến cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp có một tầm quan trọng nhất định.
"Ba trong số bốn ứng cử viên dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận ủng hộ quan hệ hữu nghị với Moscow và ông Emmanuel Macron khó có thể được coi là một người có quan điểm "diều hâu", tờ Politico viết.
Tác giả của bài báo trên trang web Salon thì thuyết phục độc giả rằng, các cuộc bầu cử ở Pháp mới "chỉ là tập đầu trong cuộc chiến bóng tối của Nga ở châu Âu…". Mặc dù tác giả bài báo buộc phải thừa nhận rằng sự can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử chưa được định hình rõ nét. Tuy nhiên, ông cho rằng "Đặc vụ Nga đã phát triển các phương pháp phức tạp nhằm tiến hành chiến tranh thông tin trong "vùng xám".
Tờ Business Insider thì cảnh báo về "một đám mây đen quen thuộc treo lơ lửng trên cuộc bầu cử ở Pháp". Tác giả của bài báo, dẫn nghiên cứu của một trung tâm ở Hungary, cho rằng các tin tức giả được lan truyền trên các mạng xã hội được cho là dựa trên nguồn tin của Nga.
"Tác động vào kết quả của cuộc bầu cử Pháp bằng các thông tin “rác” được Nga tạo ra thì hậu quả sẽ rất khó để ước tính", tác giả bài báo kết luận.
Phiên bản trực tuyến của tờ Vice xuất bản một bài báo có tựa đề "Cỗ máy tin tức giả Nga đã nhắm mục tiêu tới cuộc bầu cử ở Pháp". Tác giả của bài báo viết rằng "tác động/hại của một chiến dịch thông tin sai" rất khó để ước tính. Tác giả bài báo cho rằng, "có thể chỉ cần sự hiện diện của ‘bàn tay Nga’ là đủ". Tuy nhiên, tác giả bài báo giải thích rằng, "mục tiêu chính" của Moscow - "làm suy yếu niềm tin vào nền dân chủ, từ đó gây mất ổn định trong Liên minh châu Âu và NATO".
Các phương tiện truyền thông phương Tây đã nhiều lần cố gắng để buộc tội Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử ở các nước phương Tây. Các phương tiện truyền thông Mỹ và các cơ quan tình báo nước này luôn khẳng định rằng Ekip tranh cử của ông Donald Trump đã liên hệ với tình báo Nga.
Mới đây nhất, kênh truyền hình CNN cho biết các đặc vụ của Nga đã cố gắng thâm nhập vào chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump thông qua đội ngũ cố vấn của ông này, trong đó có cố vấn về chính sách đối ngoại Carter Page.
Phát hiện này được nêu ra trong một cuộc thu thập thông tin tình báo của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cơ quan này đã phát động một cuộc điều tra về khả năng có sự phối hợp giữa các thành viên ban vận động tranh cử của ông Trump và các quan chức Nga.
Về phần mình, Moscow nhấn mạnh rằng những lời buộc tội như vậy là hoàn toàn không có cơ sở, vô căn cứ. Nhà Trắng cũng bác bỏ các thông tin buộc tội này.
Ông Emmanuel Macron, bà hữu Marine Le Pen, |
Vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra hôm 23/4, tham gia tranh cử có 11 ứng viên. Tuy nhiên, chỉ có 5 ứng viên được đánh giá cao trong các cuộc thăm dò dư luận. Đó là ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, cựu Thủ tướng Francois Fillon, nhà lãnh đạo phong trào cực tả Jean-Luc Melenchon, Ứng cử viên đảng Xã hội Benoit Hamon.
Theo kết quả do Bộ Nội vụ Pháp công bố khi kiểm 46 triệu phiếu cho thấy ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron đứng đầu với 23,82% số phiếu ủng hộ, tiếp sau là ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen với 21,58%. Hai ứng cử viên chủ chốt còn lại, cựu Thủ tướng Francois Fillon giành được 19,96% phiếu bầu, trong khi đó nhà lãnh đạo phong trào cực tả Jean-Luc Melenchon được 19,49% số phiếu.
Như vậy, với kết quả này, ông Macron và bà Le Pen sẽ cùng nhau bước vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống, diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Theo hai cuộc thăm dò ý kiến cử tri ngày 23/4, ứng cử viên độc lập, cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ giành chiến thắng trong vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp với gần 2/3 số phiếu ủng hộ.
Một cuộc khảo sát do công ty Harris Interactive thực hiện cho đài truyền hình M6 cho thấy 64% số người được hỏi khẳng định sẽ ủng hộ cho ông Macron. Trong khi đó, theo cuộc khảo sát do công ty Ipsos Sopra Steria tiến hành cho đài France Televisions, 62% số người được hỏi cho biết sẽ ủng hộ vị cựu Bộ trưởng Kinh tế Pháp.