Trường học hạnh phúc của cô trò vùng cao Yên Bái

Yên Bái xây dựng “Trường học hạnh phúc” hướng tới 3 mục tiêu: Yêu thương - an toàn– tôn trọng.

Để làm được điều đó, mỗi thầy cô phải luôn luôn tự soi chiếu thay đổi bản thân, thay đổi nhận thức, từ đó tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục, tạo ra được môi trường mà các em luôn thấy được yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Đặt học trò làm trung tâm

Căn cứ Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện mô hình “Trường học hạnh phúc” giai đoạn 2021 - 2025, 9/9 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn. 

Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản triển khai và hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện. Các cơ sở giáo dục đã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng “Trường học hạnh phúc” của trường.

Các nhà trường còn đặc biệt quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương. Mai Anh

Đối với giáo dục mầm non, các nhà trường đã thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; tích cực xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo phương châm “học thông qua vui chơi, trải nghiệm”, gắn với việc triển khai phong trào xây dựng trường, lớp học hạnh phúc; phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn linh hoạt, sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo dục để chuẩn bị trẻ mẫu giáo 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1 theo hướng liên thông với chương trình tiểu học; thành lập các câu lạc bộ cha mẹ để hướng dẫn cha mẹ trẻ dạy trẻ “đọc”, “viết” và làm quen với toán tại gia đình; phối hợp với các già làng, trưởng bản kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng tộc thiểu số.

Đối với giáo dục phổ thông, các nhà trường đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học; thực hiện tốt việc cam kết chất lượng giáo dục với phương châm đánh giá đúng thực chất năng lực và vì sự tiến bộ của người học, không gây áp lực cho giáo viên, học sinh. Tiêu biểu như mô hình “Trường học du lịch” ở các trường: Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Mù Cang Chải, TH&THCS Hoàng Văn Thụ, TH&THCS Sơn A, TH&THCS Lê Hồng Phong (thị xã Nghĩa Lộ), trường THCS Tú Lệ, trường TH&THCS Suối Giàng (Văn Chấn); mô hình “Trường học nông trại” ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và trường Phổ thông Dân tộc nội trú TH An Lương (Văn Chấn... Bên cạnh đó, các nhà trường còn đặc biệt quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương; tổ chức cho học sinh được tham quan, học tập tại các di tích lịch sử, văn hóa tại địa phương....

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Với những học sinh trên đỉnh núi mờ sương Suối Giàng, trường học đã trở thành ngôi nhà thứ 2 bởi các em được phát triển toàn diện những kiến thức, kỹ năng, trong môi trường học tập an toàn, thân thiện, nhiều tình thương. Những giá trị nhân văn của trường học hạnh phúc nơi non cao Suối Giàng đã và đang lan tỏa mạnh mẽ, trở thành điểm tựa vững chắc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Mỗi ngày đến lớp với em Giàng Hoàng Cầm, học sinh lớp 5A, Trường TH và THCS Suối Giàng và các bạn cùng lớp đều là ngày vui. Bởi trong không gian học tập sạch đẹp, gọn gàng, Cầm cùng các bạn được các thầy cô tận tình dạy dỗ, yêu thương: "Con mong mỗi ngày đều được đến trường để gặp các bạn và cô giáo. Con đến trường cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được các thầy cô giáo giảng dạy cho những kiến thức và yêu thương con".

Cô giáo Lương Thị Hạnh, chủ nhiệm lớp 5A bày tỏ, chính thầy cô cũng hạnh phúc khi học trò của mình hạnh phúc. Mười năm trước thôi, học sinh còn thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả thiết bị học tập, còn giờ đây các em được học trong ngôi trường khang trang, đầy đủ tiện nghi.

Là ngôi trường vùng cao có hơn 900 học sinh trong đó hầu hết là người dân tộc Mông, mặc dù còn có những khó khăn, song bằng nhiều hoạt động phù hợp với thực tế, thầy và trò Trường TH và THCS Suối Giàng luôn nỗ lực để "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tại ngôi trường gồm 2 dãy nhà ba tầng bề thế này, mỗi góc nhỏ trong lớp, mỗi góc xanh nơi sân trường đều được các thầy cô thiết kế theo hướng mở để các em vừa học vừa sinh hoạt, gần gũi như ở nhà.

Thầy giáo Hà Việt Thành, hiệu trưởng nhà cho biết: "Quan trọng nhất là việc dạy và học phù hợp với đặc thù vùng miền học sinh thì học sinh rất phấn khởi, đến trường đến lớp đầy đủ cũng như tích cực các hoạt động. Tỷ lệ học sinh chuyên cần luôn đạt 100%", thầy Thành cho biết.

Tại Trường mầm non xã Suối Giàng, niềm hạnh phúc được đến trường cũng lan tỏa trên những nụ cười, sự hào hứng của mỗi bé trong từng giờ học. Sự đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sự tương tác giữa cô và trò đã làm cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng và đầy cảm hứng. Không còn sự nhút nhát như vẫn thường thấy ở học sinh vùng cao trước đây, mà là sự nhanh nhẹn, thông minh, bạo dạn không khác miền xuôi.

Cô giáo Lò Ngọc Loan, Hiệu trưởng Trường mầm non xã Suối Giàng, cho biết, trẻ mến cô, yêu trường, yêu lớp, phụ huynh tôn trọng, tin tưởng gửi gắm, giáo viên vì thế cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. 

Tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lục Yên, từ nền tảng của phong trào xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực”, nhà trường đã từng bước xây dựng “Trường học hạnh phúc” theo từng tiêu chí cụ thể. Trường luôn chú trọng tạo dựng cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp” để tạo không khí trong lành cho giáo viên, học sinh. Về phương pháp dạy học khuyến khích sử dụng phương pháp tương tác, gợi mở, giúp học sinh chủ động tìm hiểu và lĩnh hội tri thức mới; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy; lấy học sinh làm trung tâm để tiếp cận bài học. 

 Mai Anh

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Đang cập nhật dữ liệu !