Trung Quốc và thất bại thảm hại về quyền lực mềm

Việc Trung Quốc chỉ tập trung vào văn hóa để xây dựng quyền lực mềm dường như không đem lại nhiều kết quả vì yếu tố văn hóa Trung Quốc gần như đã “bão hòa” trong nhận thức của cộng đồng thế giới.

Cả “núi” nỗ lực

Trong một bài phát biểu với các thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung ương Trung Quốc hồi tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nỗ lực hơn nữa để xây dựng quyền lực văn hóa mềm của Trung Quốc. Ông Tập nói: "Những câu chuyện của Trung Quốc phải được lan truyền tốt, tiếng nói của Trung Quốc phải được lan rộng và các đặc điểm của Trung Quốc cũng phải được giải thích tốt”.

Trung Quốc và thất bại thảm hại về quyền lực mềm - ảnh 1

Các nghệ sĩ kinh kịch Trung Quốc đang diễn trên một sân khấu ở Bắc Kinh.

Hội nghị Trung ương 3 của Trung Quốc diễn ra hồi tháng 11/2013 cũng  khẳng định tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc văn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận từ lâu đã đả kích mạnh mẽ những nỗ lực tăng cường quyền lực mềm của chính phủ Trung Quốc; trong khi đó, nhiều phương tiện truyền thông cho rằng quyền lực mềm của Trung Quốc không mấy hấp dẫn đối với cộng đồng quốc tế.

Giáo sư Joseph Nye, người được cho là “Cha đẻ” học thuyết “Quyền lực mềm” đã từng nhận xét rằng những biện pháp xây dựng quyền lực mềm của Trung Quốc không hề có hiệu quả. Ông đã dẫn lời của Pang Zhongying, một học giả thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc mô tả sự tập trung của Bắc Kinh vào việc thúc đẩy những biểu tượng văn hóa cổ xưa là một “suy nghĩ nghèo nàn” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trung Quốc đã coi văn hóa là nền tảng cho các chính sách của Bắc Kinh nhằm phát triển quyền lực mềm, tuy nhiên phương pháp "tất cả về văn hóa, không chính trị" đã bị chỉ trích rộng rãi. Việc Bắc Kinh tập trung quá mức vào văn hóa khi xây dựng thương hiệu quốc gia là một sự lãng phí vô cùng lớn và không hiệu quả.

Để thực hiện chiến lược xây dựng quyền lực văn hóa mềm, trong nhiều năm nay, Bắc Kinh đã chi hàng tỷ nhân dân tệ để trao nhiều suất học bổng, dậy tiếng Hoa miễn phí cho nhiều người nước ngoài, xây dựng hàng trăm viện Khổng Tử.

Bắc Kinh còn đầu tư lớn cho các hãng truyền hình để truyền tải những quan điểm Trung Quốc bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

“Đổ xuống sông xuống bể”

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa đạt được những gì mình mong muốn. Thậm chí những nhãn hiệu hàng hóa của nước này còn bị mang nhiều tiếng xấu, bị xa lánh bởi nhiều người dân trên thế giới. Hình ảnh của nước này còn bị suy giảm đáng kể. 

Ví dụ như hồi năm trước hàng loạt báo chí nước ngoài kêu ca về cách hành xử thiếu văn hóa của các du khách Trung Quốc như nói năng ồn ào nơi công cộng, đi bộ qua đường không đúng luật, khạc nhổ, khắc vẽ bậy lên các danh lam thắng cảnh...

Trung Quốc và thất bại thảm hại về quyền lực mềm - ảnh 2

Một màn múa lân ở Trung Quốc.

Chỉ số Thương hiệu quốc gia Anholt-GfK Roper (NBI) năm 2011 đã xếp hạng Trung Quốc là nước ấn tượng thứ 3 trên thế giới về thương hiệu "văn hóa / di sản". Điều này không có gì ngạc nhiên, những quốc gia có lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú thường đạt được vị trí cao ở bảng xếp hạng này. Pháp và Italia là ví dụ điển hình khi luôn ở vị trí đầu bảng.

Tuy nhiên, thương hiệu “văn hóa/Di sản” được cho là chỉ khiến Trung Quốc trở thành một điểm du lịch quốc tế được nhiều du khách quan tâm hơn mà thôi. Đúng vậy, số lượng lượt du khách quốc tế tới Trung Quốc năm 2010 là gần 56 triệu lượt, đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 3 sau Pháp và Mỹ.

Trong khi đó, những tiêu chí khác của Trung Quốc lại rất đáng thất vọng. Trong số 50 quốc gia được liệt kê trong bảng xếp hạng những nước "danh tiếng" nhất thế giới RepTrak 2012 của Viện Danh giá Mỹ , Trung Quốc đứng tận vị trí 43, dưới cả Ai Cập (thứ 39) và Ukraine (42) và chỉ xếp trước Colombia (44) và Nigeria (47). Còn theo Chỉ số Thương hiệu Quốc gia  2012 của Công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu FutureBrand (Mỹ), Trung Quốc xếp ở vị trí 66 trong số 110 nước.

Theo  Diplomat, tạp chí chuyên phân tích về chính trị, văn hóa xã hội tại Châu Á-Thái Bình Dương, dựa vào những đánh giá trên, điểm mạnh lớn của Trung Quốc chính là văn hóa và điểm yếu lớn là quản trị và chính trị.

Ông Nye cho rằng, trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc ra sức thực hiện chiến lược quyền lực văn hóa mềm, và chiến lược này đã ăn sâu vào suy nghĩ và hệ tư tưởng của người dân cũng như các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ông đưa ra bình luận trên sau khi ông có một bài thuyết trình về quyền lực mềm tại một trường đại học Trung Quốc hồi đầu năm 2013, một quan chức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nói với các sinh viên rằng “Phương pháp tiến tới quyền lực mềm của Trung Quốc phải tập trung vào văn hóa, chứ không phải vào chính trị”.

Văn hóa được cho là một cách tiếp cận an toàn, nhưng các bằng chứng ở trên cho thấy, thế giới đã hiểu quá rõ văn hóa Trung Quốc. Như Joshua Cooper Ramo, một chuyên gia phân tích phương Tây sống ở Trung Quốc đã cho rằng: "Các dữ liệu trên cho thấy hầu hết mọi người trên thế giới đều đã biết Trung Quốc có một nền văn hóa lâu đời. Nhấn mạnh thêm vào điểm này gợi lên rất ít quan điểm mới của Trung Quốc”.

Vì vậy, thay vì việc loại bỏ chính trị ra khỏi khuôn khổ quyền lực mềm, liệu các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có nên xem xét mở rộng khuôn khổ này sang những vấn đề quản lý và các chính sách đối nội và đối ngoại hay không? 

Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !