Trung Quốc và Nga: "Bạn làm ăn" chứ không phải bạn bè (2)
Trung Quốc và Nga: "Bạn làm ăn" chứ không phải bạn bè (1)
Sẵn sàng cho chiến tranh
Ước tính của phương Tây về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc (200-250 đầu đạn) khá vô lý. Con số thấp nhất có thể là 3.500 đầu đạn, thậm chí có thể lớn hơn vài lần.
Các xe chở tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh. (Nguồn: defence.pk) |
Không có giải thích nào thỏa đáng cho lý do tại sao Trung Quốc lại ồ ạt xây dựng các thành phố không người ở cũng như nơi trú ẩn ngầm trong các thành phố hiện tại (cả hai thứ quy mô đều lên đến hàng triệu người). Sự giải thích hợp lý cho cả hai cái này là chỉ có thể là một thứ và một thứ mà thôi: Họ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng giải thích như vậy sẽ làm tất cả mọi người khó chịu, chính vì thế nên việc nói và viết về nó đều bị cấm.
Cũng không có tí sự thật nào trong các tuyên bố rằng các thiết bị quân sự mới ở Trung quốc được sản xuất với số lượng không đủ và vẫn còn thua xa về chất lượng so với vũ khí nước ngoài.
Thực tế, 15 năm qua, quân đội Trung Quốc đã trải qua một quá trình tái vũ trang lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hiện đại. Ở Trung Quốc, hàng năm họ sản xuất hơn 300 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, một số lượng tương đương xe tăng, hơn 30 tàu ngầm và tàu nổi. Sản lượng vũ khí của Trung Quốc ngày nay hơn tất cả các nước NATO cộng lại. Đối với một số chủng loại (ví dụ như xe tăng) thì bằng tất cả các nước trên thế giới gộp lại. Thế nên huyễn hoặc về sản xuất vũ khí theo số lượng nhỏ ở Trung Quốc ít nhất nên được coi là một câu chuyện đùa không đúng chỗ.
Nếu nói về một nước đang chạy đua vũ trang, thì đó chính là Trung Quốc. Thiết bị cũ được thay thế theo nguyên tắc "1 thay 1" chứ không phải "1 thay 4" hay "1 thay 10" như ở phương Tây và ở Nga. Tuy nhiên, những lời nói trên vẫn được duy trì một cách đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, trong nhiều văn bản và trên internet, số liệu về trang bị vũ khí của Trung Quốc bằng cách nào đó đã bị đóng băng ở năm 2005 - 2007, mặc dù trong những năm sau đó tốc độ sản xuất vũ khí ngày càng tăng cao.
Kết bạn để chống ai?
Thứ nhất, Trung Quốc có nguyên tắc hoàn toàn không muốn kết bạn với Nga.
Thứ hai, tất cả các vấn đề của Trung Quốc - mà lối thoát là sự bành trướng không gian sinh tồn ra nước ngoài - xuất hiện ở nội địa và không liên quan gì đến các nước Phương Tây. Chính vì vậy việc đặt quan hệ Nga - Trung làm đối trọng với quan hệ Nga - Phương Tây là là hoàn toàn không có ý nghĩa, vì quan hệ của Nga với Phương Tây không ảnh hưởng gì tới thực tế đang diễn ra trên đất nước Trung Quốc.
Về một luận điểm phổ biến khác cho rằng phương Tây muốn đầu độc Nga và Trung Quốc, rằng họ muốn dùng Nga làm lá chắn chống lại Trung Quốc. Thực tế, tình hình rất có thể là ngược lại: Phương Tây (đặc biệt là châu Âu) nhìn nhận Trung Quốc như là một nhân tố để kiềm chế Nga.
Điều này có lý do thuần túy về địa lý và lịch sử, họ sợ Nga nhiều hơn so với Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc hiện nay được nhìn nhận như công xưởng sản xuất hàng tiêu dùng giá rẻ của thế giới, trong khi Nga - như một kẻ tống tiền dầu mỏ và khí đốt, và có khi là một kẻ xâm lược.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (phải) gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 3/2014. |
Nga luôn bị Phương Tây nói xấu hơn nhiều so với Trung Quốc. Đặc biệt tiềm năng quân sự của Nga liên tục bị đánh giá quá cao, trong khi Trung Quốc lại được đánh giá thấp. Điều này sẽ giúp thuyết phục mọi người rằng Nga chính là mối đe dọa chứ không phải là Trung Quốc. Phương Tây hoàn toàn không muốn chiến tranh với Nga (không chỉ tấn công mà kể cả phòng thủ), vì thế họ muốn dùng Trung Quốc để kiềm chế Nga.
Mặt khác, Trung Quốc hoàn toàn không muốn có mâu thuẫn với Phương Tây vì đơn giản là nó chẳng có lợi cho họ. Điều này đặc biệt đúng đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU. Các công ty Trung Quốc đang tích cực đầu tư vào các dự án tại châu Âu trong các lĩnh vực như xây dựng nhà máy điện hạt nhân, ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ…
Trung Quốc cần Châu Âu không chỉ như một thị trường tiêu thụ sản phẩm, mà còn là nguồn cung cấp các công nghệ tiên tiến. Đối với Liên minh châu Âu, Trung Quốc là một trong các đối tác thương mại - kinh tế hàng đầu (chỉ đứng thứ hai sau Mỹ). Sự suy yếu của các mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là đòn nặng vào nền kinh tế mong manh của châu Âu.
Khác với quan hệ với Nga, quan hệ giữa Trung Quốc và EU có một nội dung thiết thực rất mạnh mẽ là giá trị khổng lồ về thương mại hai chiều (lớn hơn 10 lần giữa Trung Quốc và Nga). Ngoài ra, trên thực tế giữa Bắc Kinh và các nước châu Âu không có những mâu thuẫn chính trị thực sự. Các căng thẳng trong lĩnh vực chính trị trước đây với việc chỉ trích Bắc Kinh của các nhà lãnh đạo châu Âu về các vi phạm nhân quyền đã bị xếp sang một bên. Người châu Âu tin rằng những lời chỉ trích này là vô ích và họ sẽ không hy sinh quan hệ kinh tế cho những giá trị hão huyền.
Thêm vào đó, Trung Quốc cảm thấy có sự hỗ trợ của EU trong cuộc xung đột với Nhật Bản và hy vọng Châu Âu sẽ giúp họ trong các vấn đề về môi trường và tài chính. Đổi lại, Trung Quốc sẵn sàng giúp thúc đẩy đầu tư của Châu Âu tại Triều Tiên.
EU tái khẳng định cam kết đối với chính sách "một Trung Quốc", nghĩa là hoàn toàn từ chối ủng hộ Đài Loan dưới mọi hình thức. Nói chung, sự hợp tác giữa Trung Quốc và EU ngày càng trở nên độc lập hơn mà không cần xem xét đến ý kiến của Nga và Mỹ. Các nước EU chính là đối tác kinh tế lớn nhất của Trung Quốc, số sinh viên Trung Quốc học ở Châu Âu nhiều hơn gấp đôi ở Mỹ.
Châu Âu có các tính toán dài hạn riêng của mình liên quan đến Trung Quốc. Chắc chắn đó là vai trò địa chính trị của Trung Quốc như một đối trọng để kiềm chế Nga. Mong muốn ngày càng rõ rệt của người châu Âu là "qua mặt" Hoa Kỳ và Nhật Bản, và với sự giúp đỡ của Bắc Kinh họ sẽ chiếm một vị trí đặc biệt trong thế giới đa cực đang hình thành. Châu Âu trên thực tế có thể được Bắc Kinh coi là đối tác chiến lược hứa hẹn nhất của mình.
Một trong những biểu hiện rõ nhất là Bắc Kinh hoan nghênh các sáng kiến hội nhập tại châu Âu nhưng công khai thái độ tiêu cực đối với bất kỳ sáng kiến tương tự nào của Nga. Mặt khác, các phương tiện truyền thông châu Âu liên tục 'nói vống' lên tiềm năng quân sự của Nga cũng như đổ cho Nga có các ý đồ xấu đối với châu Âu.
Đồng thời tiềm năng quân sự và các ý đồ của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông này luôn bị đánh giá thấp đi. Điều đó cho thấy rằng, đối với châu Âu, Trung Quốc là một nhân tố chính trong việc kiềm chế Nga. Chính châu Âu chưa sẵn sàng cho cuộc đối đầu quân sự với Nga, vì vậy họ rất quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Ngay từ năm 1990, các nước EU đã bán các sản phẩm họ gọi là "không sát thương" cho Trung Quốc. Hầu hết các tàu ngầm và tàu nổi của Hải quân Trung Quốc được trang bị động cơ diesel của Pháp và Đức, radar và máy thủy âm của Pháp. Hải quân Trung quốc sử dụng rộng rãi các hệ thống phòng không, pháo và máy bay trực thăng đến từ Pháp. Ngoài ra, động cơ diesel của Đức được trang bị gần như cho tất cả các xe bọc thép hiện đại Trung Quốc (xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép) cũng như pháo tự hành. Tất cả các công nghệ này (hoặc các giấy phép sản xuất chúng) được cung cấp trong thời kỳ cấm vận.
Chỉ có quan điểm của Anh (và đứng sau họ là Mỹ) giúp ngăn cản sự dỡ bỏ hoàn toàn Lệnh cấm này. Tuy nhiên các nước châu Âu khác sẽ tiếp tục tìm cách để lọt qua Lệnh cấm vận (chủ yếu là thông qua đầu tư và hợp tác khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực "công nghệ kép").
Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi châu Âu có sự đóng góp lớn hơn nhiều so với Nga trong việc phát triển nhanh chóng hiện nay của Quân đội Trung quốc, cũng như bước nhảy vọt của họ về công nghệ vũ khí lên ngang tầm với các cường quốc khác. Đấy chính là kết quả của việc Châu Âu chuyển giao cho Trung Quốc các công nghệ kép tiên tiến nhất.
Tóm lại, khác với Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản, Liên minh châu Âu chính là đối tác lý tưởng cho Trung Quốc vì không có những mâu thuẫn chính trị thực sự, cũng như có cùng mối quan tâm lớn trong hợp tác kinh tế. Với tất cả các trung tâm quyền lực lớn khác trên thế giới những mâu thuẫn quân sự-chính trị của Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng tăng, ngoại trừ đối với Châu Âu. Chính vì vậy sự hợp tác của Trung Quốc và EU trong mọi lĩnh vực sẽ ngày càng sâu sắc hơn, bất chấp cả sự phản đối của Washington.
Xoay trục, nhưng không phải về hướng cần
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong chuyến thăm chính thức tới Nga. Ảnh Reuters |
Rất tiêu biểu cho nhận định này là chuyến công du của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chuyến thăm của ông đến Moscow kèm theo một cơn bão tuyên truyền rất mạnh mẽ theo phong cách mô tả bề nổi về "đối tác chiến lược", "mối quan hệ tốt chưa từng có", "quay trục của Nga về phía Đông". Trên thực tế kết quả của chuyến thăm này gần như bằng không. Ví dụ phía Nga công bố việc ký kết thêm một hợp đồng khủng về khí đốt (xuất khẩu theo cái gọi là "tuyến phía tây"). Trên thực tế nó đã bị hoãn lại bởi vì Bắc Kinh vẫn chưa nêu bật ra được cho mình những điều kiện có lợi nhất.
Ông A.A.Kramchikhin là Phó giám đốc Viện nghiên cứu chính trị và quân sự Nga. Đây là một viện nghiên cứu độc lập ở Nga, thường thực hiện nhiều phân tích khách quan cho chính phủ.
Bài viết phân tích về quan hệ Nga, Trung mà Infonet dịch lại này được đăng tải trên tờ Pravda (Sự thật).
Tác giả của bài viết này trong một thời gian dài đã tham gia nghiên cứu về Trung Quốc cũng như mối quan hệ của họ với Nga.
Ngoài Moscow, ông Lý Khắc Cường đã đến thăm Đức và Ý. Trung Quốc và Đức trong chuyến thăm này đã ký kết các văn bản hợp tác song phương về thương mại, đầu tư và công nghệ với tổng giá trị 18,1 tỷ USD. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức “không phải là sự mua bán đơn giản" mà là một"mối quan hệ hợp tác cùng có lợi ở mức độ cao với nhiều triển vọng tốt đẹp". Thật thú vị khi Đức là quốc gia đầu tiên mà Lý Khắc Cường đã đến thăm hai lần trong cương vị Thủ tướng. Tuy nhiên ở đây chẳng có ai tuyên bố rằng Đức đang "quay về phía Đông" cả.
Ở Ý, Thủ tướng Lý Khắc Cường trong cuộc họp với người đồng cấp Matteo Renzi đã ký 20 hiệp định thương mại về hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau với giá trị lên đến 8 tỷ euro. Mãi đến tận bây giờ quan hệ Trung - Ý mới được chính thức mô tả là "quan hệ đối tác chiến lược toàn diện".
Quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - so với quan hệ Trung quốc với Châu Âu tất nhiên phức tạp hơn rất nhiều, và đầy các mâu thuẫn. Tuy nhiên khối lượng thương mại song phương giữa hai nước lại rất khổng lồ.
Hơn nữa hiện tại Washington không có khả năng cùng một lúc đối đầu cả với Moscow và Bắc Kinh vì không có đủ nguồn lực. Sự lựa chọn ở đây là rõ ràng: Bắc Kinh. Theo quan điểm của người Mỹ Bắc Kinh không phá hủy các trật tự thế giới và không xâm lược nước khác. Vì thế Mỹ muốn lôi kéo Bắc Kinh vào các biện pháp trừng phạt Nga dưới mọi hình thức. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc tập trận Hải quân đa quốc gia RIMPAC gần đây nhất được tổ chức bởi Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, các tàu chiến Trung Quốc đã được mời tham gia còn Nga thì không.
Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc cấm vận hay trừng phạt nào. Họ sẽ không bao giờ để xảy ra mâu thuẫn với Nga chỉ vì lợi ích của phương Tây, cũng như mâu thuẫn với Phương Tây chỉ vì lợi ích của Nga. Trung Quốc luôn luôn đi theo con đường của họ chỉ để phục vụ lợi ích riêng của Trung quốc. Cần gì phải tham gia trừng phạt Nga nữa khi người Nga có thể đã đang nghĩ một cách nghiêm túc ngả đầu về phía Trung Quốc.
Điều này chẳng có gì đáng để vui mừng đối với người Nga, thậm chí, đó còn là nguyên nhân cho những cảm xúc trái ngược. Hoàn toàn không có căn cứ gì khi nghĩ rằng Moscow sẽ có thể kiểm soát được quá trình bành trướng của Trung Quốc. Trung Quốc đang chỉ ra cho người Nga chúng ta thấy câu tục ngữ Nga là chính xác: "Móng vuốt mà bị vặt thì con chim hết đời”.