Trung Quốc thoát khỏi "cơn ác mộng lịch sử" nhờ năng lực chống tiếp cận?

Mục tiêu xây dựng năng lực "chống thâm nhập/ chống tiếp cận" (A2/AD) của Trung Quốc là nhằm giúp quốc gia này không bị rơi trở lại "cơn ác mộng lịch sử" khi bị các nước phương Tây và châu Á xâm lược.

National Interest nhận định, việc Trung Quốc mạnh tay chi tiêu quốc phòng để nâng cao năng lực quân sự nói chung cũng như phát triển khả năng "chống thâm nhập/ chống tiếp cận" (A2/AD) để ngăn chặn một cuộc chiến cả trên không và trên biển, đã làm thay đổi cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Xây dựng năng lực "chống thâm nhập/ chống tiếp cận" (A2/AD) là một phần quan trọng trong học thuyết quân sự của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Harry J. Kazianis, Trung Quốc phát triển năng lực A2/AD là nhằm ngăn chặn "cơn ác mộng lịch sử" lại xảy đến với quốc gia này. Nói cách khác, A2/AD sẽ giúp Trung Quốc thu hẹp dần khoảng cách cũng như cạnh tranh được với sức mạnh với nhiều cường quốc trên thế giới trong đó có quân đội Mỹ.

Bởi theo Đô đốc Wu Shengli, một cựu tướng chỉ huy hải quân Trung Quốc: "Trong lịch sử thời hiện đại của Trung Quốc, chủ nghĩa thuộc địa và chủ nghĩa tư bản đã khơi mào hơn 470 cuộc xâm lược nhằm vào Trung Quốc mà trong đó có 84 cuộc tấn công từ trên biển". 

Bỏ lỡ cơ hội

Các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc nhận ra rằng trong vài thập kỷ qua, quốc gia này đã bỏ lỡ nhiều "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực quân sự và kết quả là phải chịu khuất phục trước sức mạnh quân sự của một số nước phương Tây và châu Á. Cụ thể, quân đội Trung Quốc đã bỏ lỡ quá trình chuyển đổi để có thể vươn lên thành một lực lượng quân sự hiện đại. Qúa trình chuyển đổi này bao gồm từ chiến tranh vũ khí lạnh (chiến đấu bằng dao hoặc kiếm) sang chiến tranh vũ khí nóng (dùng súng hoặc hỏa lực) và từ chiến tranh vũ khí nóng sang chiến tranh cơ khí hóa (dùng xe tăng, tàu chiến hải quân, máy bay). 

Hậu quả đã được lịch sử chứng minh. Khi các nước phương Tây có đội quân được trang bị vũ khí tối tân xâm lược Trung Quốc cách đây 200 năm, Trung Quốc hoàn toàn không có khả năng phòng thủ do không có công nghệ quân sự. Khi các đội quân phương Tây phát triển các loại vũ khí cơ giới hóa sau Thế chiến thứ Hai, Trung Quốc vẫn đang phải vật lộn với nội chiến và sự xâm lược của nước ngoài. Đó chính là một phần lý do, Trung Quốc không còn thời gian để tập trung vào phát triển các công nghệ quân sự mới. 

"Một thế kỷ mất mặt"

Nhiều học giả Trung Quốc có chung nhận định một thế kỷ bị các nước làm "bẽ mặt" đã khiến Trung Quốc mất đi vị thế sức mạnh, lãnh thổ và cả chủ quyền quốc gia. Việc bị bại trận đã khởi đầu cho kỷ nguyên thất bại và mất mặt của Trung Quốc. Đầu tiên là thất bại lớn của Trung Quốc trước "cuộc chiến thuốc phiện" đầu tiên của Anh (1839-1842).

Chính cuộc chiến này đã khiến vị thế địa chiến lược của Trung Quốc ở châu Á bị hạ thấp thê thảm. Quân đội Trung Quốc liên tiếp bị đánh bại trước sức mạnh của một đội quân sở hữu công nghệ quân sự tối tân như Anh. Bởi cả chiến lược, chiến thuật và công nghệ quân sự của Trung Quốc đều không thể bắt kịp quân đội Anh. Hậu quả là Trung Quốc phải chấp nhận ký tên vào một loạt "bản hiệp ước bất công". Trong đó, Trung Quốc phải mở cửa 5 khu cảng cho các thương nhân nước ngoài đồng thời chế độ thuộc địa Anh ở Hong Kong cũng được thiết lập. Chỉ tới năm 1997, Hong Kong mới được trao trả lại cho Trung Quốc. 

Chiến tranh Trung – Nhật

Thêm một lần nữa Trung Quốc bị đánh bại trong cuộc chiến Trung – Nhật (1894 – 1895). Trong hàng thập niên, Trung Quốc và Nhật Bản đã không ngừng cạnh tranh gia tầm tầm ảnh hưởng chính trị và ngoại giao nhằm giành quyền kiểm soát và gây ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên. Đáng nói, cả Nhật Bản và Trung Quốc trong thời kỳ này đều tích cực theo đuổi nỗ lực hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, ý nghĩa đằng sau sự thất bại của Trung Quốc trước Nhật Bản mới là đáng bàn. Nhật Bản đã giành chiến thắng lớn ngay trên sông Áp Lục trước Trung Quốc. Một Trung Quốc bị các cường quốc quân sự phương Tây đánh bại và bị mất cả vị thế lẫn chủ quyền là điều dễ hiểu, nhưng nay lại bị cả một quốc gia châu Á từng bị coi là dưới tầm như Nhật Bản đánh bại. Dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, Trung Quốc hoàn toàn mất tầm ảnh hưởng và vị thế ở bán đảo Triều Tiên. Thậm chí, Trung Quốc còn bị bắt phải nộp một khoản lớn tiền bồi thường chiến tranh cho Nhật Bản. Ngay cả bán đảo Liêu Đông thuộc tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc cũng bị Nhật Bản chiếm đóng. Do áp lực từ phương Tây, Nhật Bản đã buộc phải từ bỏ Liêu Đông. 

So với sức mạnh quân đội Mỹ, Trung Quốc vẫn chưa phải là đối thủ xứng tầm.

Nội chiến thập niên 30

Chuỗi sự kiện xảy ra từ đầu thập niên 30 cho tới khi ông Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa vẫn đang có tầm ảnh hưởng lớn tới đất nước Trung Quốc hiện nay.

Vào năm 1931, Nhật Bản đã xâm lược vùng lãnh thổ Manchuria của Trung Quốc và tạo nên đất nước "con rối" mang tên Manchukuo. Tiếp đó, tới năm 1937, căng thẳng bùng nổ sau một vụ va chạm trên cầu Marco Polo đẩy Trung – Nhật vào một cuộc chiến tổng lực. Cả hai nước rơi vào cuộc chiến đẫm máu cho tới khi Thế chiến thứ Hai kết thúc vào năm 1945.

Tuy nhiên, vào thời kỳ này, nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc đã rơi vào tay Nhật Bản kiểm soát, nhiều khu thương mại, công nghiệp và trang trại bị tàn phá. Sau đó, Trung Quốc lại rơi vào cuộc nội chiến từ năm 1972 – 1937. Tới năm 1937, cuộc nội chiến Trung Quốc buộc phải dừng lại để chống lại sự xâm lược từ Nhật Bản.

Sau đó, nội chiến tái diễn vào năm 1946 và thêm một lần nữa, Trung Quốc hứng chịu hàng loạt thiệt hại nặng nề với số người chết do cuộc xâm lược của Nhật Bản và nội chiến là không thể thống kê. Tiếp đó, người đứng đầu Quốc dân Đảng Trung Quốc (KMT) là ông Tưởng Giới Thạch đã tháo chạy sang Đài Loan vào năm vào 1949. Cho tới nay, vấn đề chủ quyền giữa Đài Loan và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đây cũng là lý do quan trọng khiến giới chiến lược gia Trung Quốc nghĩ tới việc xây dựng và phát triển năng lực A2/AD.

Sau khi trải qua cuộc chiến với Nhật Bản và nội chiến, trong suốt vài thập niên, giới học giả Trung Quốc đã nhiều lần tranh luận về vị thế của quốc gia này trong trật tự thế giới. Cụ thể, Trung Quốc đã phải định nghĩa lại sự tồn tại của quốc gia cũng như vị thế toàn cầu, vị thế ở châu Á và lịch sử thế giới.

Như một học giả Trung Quốc có viết: "Trung Quốc phải vẽ lại bản đồ thế giới, nơi Trung Quốc từng chung sống hòa bình ở giữa mối quan hệ với các nước láng giềng và giờ Trung Quốc nhận ra mình trở thành một người kém thế trước hàng chục thậm chí là hàng trăm quốc gia khác".

Lịch sử Trung Quốc hình thành nhờ năng lực A2/AD?

Theo nhà nghiên cứu Kazianis, chiến lược A2/AD của Trung Quốc là nhằm chú trọng vào khắc phục những điểm yếu trước sức mạnh công nghệ quân sự, cấu trúc lực lượng và học thuyết chiến lược của Mỹ. Bởi so với Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn không phải là đối thủ xứng tầm.

Ngay cả với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa có đủ nền tảng kinh tế hay công nghệ để thách thức Mỹ, quốc gia vốn có đội quân được đầu tư xây dựng có hệ thống. Do đó, điều Trung Quốc có thể làm là thi hành chiến lược bất đối xứng nhằm tạo ra những thiệt hại tối đa cho lực lượng quân đội Mỹ nếu như Mỹ can thiệp quân sự gần những khu vực có lợi ích cốt lõi của Trung Quốc dọc khu vực bờ biển nước này hay chuỗi đảo thứ nhất.

Nói cách khác, năng lực A2/AD giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề cốt lõi của lịch sử và ít nhất cho phép Trung Quốc ngăn chặn Mỹ và các quốc gia khác nếu muốn xâm phạm những lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !