Trung Quốc suy yếu lót đường cho kinh tế Nhật Bản hồi phục

Những ảnh hưởng suy thoái của Trung Quốc đã lan truyền thông qua đặc điểm của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự suy yếu đó lại trở thành bước đệm cho sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực – Nhật Bản.

Mức tiêu thụ hàng hóa Nhật Bản ở Trung Quốc đã cắt giảm mạnh hồi năm ngoái sau cuộc tẩy chay trên toàn lãnh thổ do những tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa 2 nước.

Tuy nhiên, những lô hàng của Nhật Bản tồn lại từ sau vụ việc cho đến nay có thể làm căn cứ cho việc phục hồi thị trường và giúp Nhật Bản tái thiết thị phần một cách tự nhiên, ngay cả khi nhu cầu tổng thể ở Trung Quốc hiện đang yếu đi.

Trung Quốc suy yếu lót đường cho kinh tế Nhật Bản hồi phục - ảnh 1
Cuộc biểu tình chống Nhật của Trung Quốc hồi tháng 9/2012 đã mang lại một tổn thất nặng nề cho quan hệ thương mại giữa hai nước.

Thêm vào đó, các công ty Nhật Bản cũng đã được chuẩn bị để khai thác vào thị trường tiêu dùng của Trung Quốc – hiện vẫn phát triển mạnh hơn đà suy thoái và dự kiến sẽ tăng cao bất chấp các ngành khác đang giảm mạnh.

Trong tháng Năm, các số liệu gần đây nhất cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc tăng trưởng tốt với mức 8,3% so với cùng kỳ năm trước, một dấu hiệu phục hồi mạnh từ sự suy yếu trước đây dù chưa phải là mức tăng đột phá so với mức tăng chung của kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản 10,1%. Đặt con số tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2 nước với mức tăng trưởng GDP quý II giảm xuống còn 7,5% của Trung Quốc (so với mức 7,7% trong quý I) được đưa ra hôm thứ Hai (15/7) cho thấy đây là một tin mừng cho Nhật Bản.

Cả 3 nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đều dự đoán doanh số sẽ tăng trong nửa cuối năm nay và bù đắp cho doanh số bán hàng chậm chạp trong nửa đầu năm 2013, khi họ tiếp tục phục hồi từ sau cuộc tẩy chay của năm ngoái.

Hãng xe Toyota hy vọng doanh số bán hàng ở Trung Quốc sẽ tăng ít nhất 7% trong năm 2013, so với mức giảm 4,9% trong năm 2012. “Nhu cầu về xe thể thao vẫn còn rất nhiều”, ông Kayo Doi, một phát ngôn viên của Toyota cho biết.

Hai hãng Nissan và Honda cũng lần lượt dự đoán mức tăng doanh thu là 6% và 25% trong năm nay. “Chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu của việc chậm tiêu thụ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của chúng tôi”, phát ngôn viên của hãng Honda, Eriko Hata cho biết.

Tương tự, Komatsu, nhà sản xuất máy móc xây dựng của Nhật Bản lớn nhất ở Trung Quốc, đã thấy sự tăng trưởng đầu tiên trong hơn hai năm bán các loại máy móc quan trọng trong tháng Sáu. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, số lượng các dự án cơ sở hạ tầng đã tăng lên trong những tháng gần đây ở một số vùng nông thôn, Akitoshi Watanabe, một phát ngôn viên của Komatsu cho biết . Tuy nhiên, ông Watanabe cho biết công ty sẽ thận trọng hơn với sự phát triển của Trung Quốc – thị trường chiếm 7% doanh số toàn cầu của Komatsu. "Chúng tôi vẫn cần phải xem nếu thị trường đang trong sự phục hồi thực sự".

Nhà bán lẻ quần áo hàng đầu Châu Á Fast Retailing cho biết cảm giác hài lòng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với thương hiệu quần áo Uniqlo của họ vẫn không suy giảm, và họ đã quyết định mở thêm cửa hàng mới tại nước này. Trong vòng 9 tháng, từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013, nhà bán lẻ này đã có thêm 57 cửa hàng mới tại Trung Quốc và Hồng Kông, nâng tổng số cửa hàng Uniqlo lên tới con số 202. Họ đang có kế hoạch bổ sung thêm 23 cửa hàng nữa trong quý III của năm nay.

Trung Quốc suy yếu lót đường cho kinh tế Nhật Bản hồi phục - ảnh 2
Một cửa hàng của hãng thời trang Uniqlo của Nhật Bản ở Trung Quốc

Ngành công nghiệp du lịch đang bùng nổ của Nhật Bản đang được phục hồi không phải nhờ sức chi tiêu mạnh của người Trung Quốc, mà lại nhờ vào các chính sách kích thích kinh tế mới của Thủ tướng Shinzo Abe. Ngành này đã từng thiệt hại lớn khi mà trong 5 tháng đầu năm 2013, du khách Trung Quốc đã giảm đến 28% so với một năm trước đó khi các chuyến du lịch Nhật Bản gần như biến mất trong bối cảnh căng thẳng chính trị.

Tuy nhiên, tổng thể ngành du lịch Nhật Bản cùng kỳ lại tăng 21%, đặc biết là từ khu vực Đông Nam Á. Đó là hệ quả của việc đồng yên yếu đi đã làm cho chi phí du lịch Nhật Bản trở nên phải chăng hơn.

Tuy nhiên một số doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tỏ ra e dè với đà phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn rất mạnh mẽ do có sự hỗ trợ của chính sách tăng tiền lương. “Nhu cầu mạnh mẽ có thể sẽ không đi cùng sự phát triển, trừ khi đà tăng trưởng của quốc gia kéo dài hơn”, Yasuo Takaha, một phát ngôn viên của chuỗi cửa hàng bách hóa Ito-Yokado ở Trung Quốc cho biết.

Vào thứ Năm (11/7), sau khi một cuộc họp hội đồng chính sách kết thúc, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuyên bố rằng Nhật Bản hiện đang phục hồi ở một mức vừa phải, khái niệm lạc quan nhất trong hơn hai năm qua. Ông cho biết các nền kinh tế ở nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, cần được quan tâm.

"Kể từ khi Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, tác động của nó đến nền kinh tế toàn cầu bao gồm châu Á và Nhật Bản đang ngày càng lớn, vì vậy chúng tôi sẽ theo dõi nó chặt chẽ", ông nói. Trong khi ông nói rằng ông đã nhìn thấy Trung Quốc đạt được tăng trưởng ổn định, ông Kuroda vẫn tỏ ra thận trọng và cho rằng "cần phải để tâm đến mọi vấn đề bao gồm cả ngân hàng đen".

Chính phủ Nhật Bản cũng đã phát hiện ra nền kinh tế Trung Quốc là một vấn đề "cần phải được lưu tâm", cùng với cắt giảm chi tiêu tài chính ở Mỹ, trong báo cáo đánh giá kinh tế hàng tháng của mình được ban hành. Đây là lần đầu tiên Văn phòng Nội các mô tả nền kinh tế của Trung Quốc là một nguy cơ.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !