Trung Quốc sẽ không bao giờ “vượt mặt” Mỹ?

Việc Trung Quốc thay Mỹ chiếm thế lãnh đạo thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian? Tác giả Zack Beauchamp trên tạp chí The Week (Anh) cho rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Theo Beauchamp, Trung Quốc đối mặt với quá nhiều vấn đề đối nội và có nhiều kẻ thù trong khu vực nên khó có thể thực sự trở thành quốc gia lãnh đạo toàn cầu. Và ngay cả trong trường hợp Bắc Kinh có đủ năng lực để nắm giữ vị trí đó, nước này cũng sẽ không nhận. Trung Quốc muốn “chơi” theo luật chơi của trật tự thế giới hiện nay chứ không muốn thay đổi các luật chơi đó.

Trung Quốc sẽ không bao giờ “vượt mặt” Mỹ? - ảnh 1

Trung Quốc sẽ không bao giờ là quốc gia thay Mỹ lãnh đạo thế giới?

Bắt đầu với khía cạnh quân sự: Quân đội Trung Quốc vẫn chưa có năng lực “vươn vòi bạch tuộc” ra toàn cầu như đối thủ Mỹ. Trung Quốc mới chỉ có một tàu sân bay, thực chất là một con tàu của Ukraina được nước này chỉnh sửa. Trong khi đó, Mỹ có 10 tàu sân bay lớn cùng 9 tàu sân bay cỡ nhỏ khác. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2018. Đến khi đó, Mỹ sẽ có thêm một tàu sân bay hiện đại khác và sắp hoàn thành một chiếc khác nữa. Do vậy, sẽ là kỳ quặc nếu cho rằng Trung Quốc sẽ có thể cạnh tranh với Mỹ trên qui mô toàn cầu trong tương lai gần.

Ngay ở khu vực Đông Á, Trung Quốc cũng không dễ dàng cạnh tranh được với Mỹ. Năm 2012, các chuyên gia Anthony Cordesman và Nicholas Yarosh của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế đã nghiên cứu các số liệu về sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Đài Loan. Hai ông nhận thấy mặc dù sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang ngày càng mạnh lên, năm 2012, Đài Loan thực sự đã cải thiện cán cân năng lực không quân với Trung Quốc theo hướng tốt hơn so với năm 2005.

Trung Quốc thường sở hữu những thiết bị lạc hậu và các cơ sở huấn luyện nhân sự của nước này có năng lực rất tệ. Thậm chí một đơn vị tên lửa chiến lược của nước này còn phải tuần tra trên lưng ngựa vì không có trực thăng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng năng lực quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh. Với xu hướng đó, một ngày trong tương lai, Mỹ sẽ phải xem xét lại chiến lược của nước này ở Đông Á.

Nhưng theo tác giả Beauchamp, quyền lực cứng của Trung Quốc chắc chắn vẫn chưa thể nào tiến tới khả năng thay thế, chưa nói tới việc thách thức, vị thế thống lĩnh của Mỹ về mặt quân sự.

Và mối quan hệ địa chính trị giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng đang rất căng thẳng. Do sự mối quan hệ thù địch từ trong quá khứ và sự chênh lệch về cán cân sức mạnh, Bắc Kinh rất khó khiến các nước láng giềng tin tưởng rằng sự lớn mạnh về quân sự của nước này là hòa bình và không có tính đe dọa. Hậu quả là, các quốc gia Đông Á nhỏ hơn có khả năng sẽ gạt bỏ những bất hòa và gắn bó với nhau trong một liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Ở phía bắc và phía tây, Trung Quốc giáp biên giới với Nga và Ấn Độ. Trung Quốc có chiến tranh với cả hai quốc gia này vào những năm 1960 và có lẽ cả hai quốc gia này đều bị đe dọa nếu Trung Quốc tăng cường năng lực quân sự. Không giống như nước Mỹ xung quanh là đại dương và có mối quan hệ tốt đẹp với hai quốc gia láng giềng, Trung Quốc bị vây xung quanh là kẻ thù hoặc đối thủ. Một quốc gia sẽ không thể dễ dàng lớn mạnh trên qui mô toàn cầu khi quốc gia đó phải lo lắng đối phó với các chính các quốc gia láng giềng.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ? Một mặt, chưa có gì chắc chắn về lúc điều này xảy ra. Nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng hiện nay của nước này là không bền vững, chính phủ Trung Quốc đã cắt giảm các khoản đầu tư là nguồn gốc cho tốc độ tăng trưởng “thần kỳ” 10% của nước này. Hiện nay, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ bằng khoảng một nửa so với năm 2007. Trong khi một số dự đoán cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào khoảng 2030, một nghiên cứu cho rằng GDP chỉ có thể vượt qua GDP của Mỹ vào khoảng những năm 2100.

Trung Quốc sẽ không bao giờ “vượt mặt” Mỹ? - ảnh 2

Bao lâu nữa kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ?

Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc còn rất lâu nữa mới tiến tới mức thu nhập của các quốc gia phương Tây. Năm 2012, Ngân hàng thế giới (World Bank) ước tính thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc là khoảng 6.009 USD, của Mỹ là 57.749 USD. Mức thu nhập bình quân đầu người là dữ liệu phản ánh năng lực của chính phủ trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của các công dân.

Đây là vấn đề mấu chốt khiến chính quyền Trung Quốc đau đầu. Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với rất nhiều vấn đề đối nội “đau đầu nhức óc” như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, ô nhiễm môi trường, dân số già hóa nhanh chóng và nạn tham nhũng.

Ngay cả khi Trung Quốc vẫn tiến tới một tương lai thịnh vượng, một lí do rất đơn giản khiến nước này không bao giờ thay thế được Mỹ để làm quốc gia lãnh đạo toàn cầu là: Bản thân Trung Quốc không muốn giành vị trí đó.

Cho tới nay, chính sách ngoại giao của Trung Quốc có đặc trưng là “thực dụng và vụ lợi”. Trung Quốc không thể hiện chút mong muốn nào tranh giành vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ. Thay vào đó, Trung Quốc có vẻ tự hài lòng và để mặc cho Mỹ cùng các đồng minh duy trì các tuyến đường hàng hải tự do. Nói cách khác, một Trung Quốc lớn mạnh sẽ chỉ chuyên tâm theo đuổi các lợi ích của riêng mình tuân thủ trật tự thế giới hiện hữu chứ không muốn thay đổi nó.  

Nói tóm lại, Trung Quốc có thể sẽ không có đủ năng lực quân sự để thách thức trật tự thế giới hiện nay và ngay cả khi có đủ năng lực đó, có lẽ các nhà lãnh đạo nước này cũng không muốn làm như vậy. 


Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !