Trung Quốc: Phụ huynh vi phạm quy định phòng dịch, nhà trường đuổi học nam sinh

Dư luận chỉ trích việc nam sinh bị nhà trường đuổi học vì phụ huynh vi phạm quy định phòng dịch Covid-19 tại địa phương.

Chính quyền tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc đã hủy bỏ quyết định của phòng giáo dục về việc đuổi học một nam sinh cấp 2 do phụ huynh vi phạm chính sách phòng dịch bệnh Covid-19 ở địa phương. Trước đó, dư luận Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng gay gắt trước sự việc nam sinh bị đuổi học chỉ vì bố mẹ làm sai.

Ngôi trường ở Tuy Hóa, thành phố quy mô nhỏ thuộc tỉnh Hắc Long Giang, ban đầu thông báo đuổi học một nam sinh do bố mẹ của em này không báo cáo lịch trình di chuyển cho nhà trường, dù đây là quy định chống dịch ở địa phương.

{keywords}
Phụ huynh vi phạm quy định phòng dịch Covid-19, một trường cấp 2 ở Trung Quốc đuổi học nam sinh. (Ảnh: QQ.com)

Cụ thể, phụ huynh của nam sinh đã rời khỏi thành phố Tuy Hóa, nhưng không đưa con trai đi theo. Khi bố mẹ nam sinh trở về nhà vào ngày 11/4, họ không thông báo lịch trình di chuyển với nhà trường. Trong khi, nam sinh vẫn tiếp tục đi học như bình thường.

Thông báo được phòng giáo dục công bố vào ngày 18/4 nhấn mạnh, bố mẹ nam sinh được xác định đã tiếp xúc gần với một ca mắc Covid-19. Nhưng do không báo cáo với nhà trường, nam sinh vẫn đi học như bình thường. Và chuyện này khiến giáo viên, bạn cùng lớp cùng người thân trong gia đình các học sinh khác buộc phải thực hiện tự cách ly.

Phòng giáo dục khẳng định hành vi của gia đình nam sinh “đã gây ra hậu quả cực nguy hiểm và chúng tôi quyết định đuổi học nam sinh”. Tuy nhiên, trong thông báo này, phòng giáo dục không nhắc tới việc có trường hợp nào có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 hay không.

Ngay lập tức thông báo của phòng giáo dục khiến cư dân mạng bị sốc và lao vào chỉ trích mạnh mẽ chuyện đuổi học nam sinh.

Ông Zhu Xiaoding, một luật sư tại Công ty Luật Cailiang ở Bắc Kinh, nhận định “Đuổi học nam sinh và cướp đi quyền học tập không chỉ hủy hoại niềm hy vọng của một đứa trẻ và gia đình, mà còn cả nhà trường và toàn bộ gia đình các học sinh khác”.

“Chuyện này cho thấy các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương đã hành động mất nhân tính, cũng như phản ánh chất lượng và năng lực giáo dục. Những xu hướng xấu như này sẽ đẩy nền giáo dục vào nguy hiểm, nếu chúng ta không có hành động sửa chữa”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Zhu.

Trên mạng xã hội Weibo, một cư dân mạng bình luận, “Tại sao đứa trẻ lại phải chịu hình phạt chỉ vì bố mẹ làm sai?”.

Một người khác cho rằng, quyết định trên là “căn bệnh phổ biến mà chúng ta cần phải chữa trị ngay”.

Trong tuyên bố hôm 19/4, chính quyền thành phố Tuy Hóa thừa nhận quyết định đuổi học sinh là sai trái và đổ lỗi cho phòng giáo dục, cũng như nhà trường “hiểu sai về các chính sách ngăn chặn dịch bệnh nên đã đưa ra quyết định sai lầm”.

Chính quyền thành phố Tuy Hóa nhấn mạnh thêm quyết định đuổi học nam sinh cần phải xóa bỏ, và nhà trường phải để học sinh đi học trở lại.

Tuy Hóa không phải là thành phố duy nhất ở Trung Quốc cho thi hành các biện pháp chống dịch Covid-19 hà khắc, giữa lúc chính quyền Bắc Kinh đang tìm mọi biện pháp để dập đợt dịch trầm trọng nhất do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron.

Điển hình, toàn bộ huyện Đại Xưởng thuộc tỉnh Hà Bắc từng bị phong tỏa suốt 17 ngày trong tháng Ba, dù khu vực này không phát hiện bất cứ ca mắc Covid-19 nào.

Tình trạng kéo dài lệnh phong tỏa ở thành phố Thượng Hải kể từ ngày 28/3 đang khiến chính quyền nhiều địa phương khác phải cảnh giác cao độ để tránh rơi vào tình huống tương tự.

Vào ngày 19/4, Trung Quốc có thêm hơn 19.800 ca mắc Covid-19, nhưng 86% trường hợp là không phát triệu chứng. Phần lớn ca mắc Covid-19 được xác định ở Thượng Hải.

Xét nghiệm Covid-19 'âm tính' vẫn bị đưa đi cách ly tập trung ở Thượng Hải

Xét nghiệm Covid-19 'âm tính' vẫn bị đưa đi cách ly tập trung ở Thượng Hải

Một số trường hợp có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính nhưng vẫn bị nhân viên phòng dịch ép tới khu cách ly tập trung ở Thượng Hải. 

Minh Thu (lược dịch)

Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc

Theo chân Tesla, Lucid sẽ trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) thứ 2 của Mỹ thâm nhập thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Lãnh đạo Mỹ-Anh bàn về tình hình Ukraine, khoáng sản và AI

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí tăng cường hợp tác trong một loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế.

Hình ảnh trước và sau khi các địa điểm nổi tiếng ở Mỹ bị khói bao trùm

Khói cháy rừng từ Canada đã bao trùm một số thành phố lớn ở Mỹ, khiến hàng triệu người có nguy cơ hít phải không khí độc hại và làm nhiều hoạt động ngoài trời phải hủy bỏ.

Phát hiện cá sấu sinh sản không cần giao phối đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học vừa ghi nhận trường hợp cá sấu sinh sản đơn tính, không qua giao phối đầu tiên trên thế giới tại một sở thú ở Costa Rica.

Kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU sẽ 'bóp méo thị trường'

Huawei gọi kế hoạch cấm thiết bị 5G Huawei của EU là không công bằng, trái pháp luật và sẽ 'bóp méo thị trường', gây tổn hại cho người dùng.

Bên trong căn hộ 9 triệu USD của Messi ở Mỹ

Trước khi gia nhập đội bóng của David Beckham, Messi chi 9 triệu USD mua căn hộ cao cấp, có thang máy dành cho xe ô tô.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trở lại

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP thực tế của Nga sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024, bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Ông Trump bị truy tố lần thứ hai, đối mặt 7 tội danh

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự vì xử lý sai nhiều tài liệu mật của chính phủ.

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính của con trai Tổng thống Mỹ bị tiết lộ

Gần 9.000 bức ảnh trong máy tính xách tay của Hunter Biden, con trai đương kim Tổng thống Mỹ, đã bị tổ chức phi lợi nhuận cánh hữu Marco Polo đăng tải lên mạng.

Sập cầu gỗ ở trại hè, hàng chục thanh thiếu niên Mỹ bị thương

Theo cơ quan chức năng Mỹ, rất may không có ai thiệt mạng trong vụ việc trên.

Đang cập nhật dữ liệu !