Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ cầu khấn bằng tin nhắn
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ cầu khấn bằng tin nhắn
![]() |
Hàng chục nghìn người Trung Quốc đã đến ngôi chùa Yonghe Lama để cầu xin và thắp hương trong Lễ hội đèn lồng. |
“Lần đầu tiên một trong những ngôi chùa ở Trung Quốc đưa ra sáng kiến có lợi cho môi trường như vậy. Điều đó giúp giảm bớt tình trạng du đông đúc du khách trong thời kỳ cao điểm đồng thời giúp giảm nguy cơ chen lấn xô đẩy và hỏa hoạn”, sãi Hàn Tuyết của Quy Nguyên ở Vũ Hán nói. Mỗi năm vào dịp lễ hội mùa xuân, ngôi chùa này đón hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm.
Ngôi chùa Quy Nguyên được xây dựng vào năm 1658, nằm trong khu phố xá đông đúc của huyện Hán Dương và được bao quanh bởi các tòa nhà chung cư.
Theo Chinadaily, trong 2 tuần qua, du khách đến chùa ngày càng đông, cao điểm là vào ngày 27/1, ngày mùng 5 tết âm lịch, với 360.000 du khách đến đi lễ và khấn vái.
Vào năm 2010, trong dịp đầu năm mới, 600.000 người đã đến chùa và chính quyền tỉnh Vũ Hán đã phải huy động 4.000 cảnh sát để đề phòng có hỏa hoạn, chen lấn xô đẩy và tắc nghẽn giao thông.
Trong dịp lễ hội mùa xuân năm nay, mặc dù giá vé vào chùa đã tăng gấp đôi từ 10 nhân dân tệ (1,6 USD) lên tới 20 nhân dân tệ/ người, du khách vẫn ùn ùn đổ vào chùa.
Chùa Quy Nguyên đã hợp tác với chi nhánh Hồ Bắc của China Mobile, một nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu của Trung Quốc, để cung cấp dịch vụ cầu khấn bằng tin nhắn.
Một tin nhắn có 8 hoặc dưới 8 chữ có giá 3 nhân dân tệ (10.000 đồng) và những tin nhắn dài tới 20 chữ giá 10 nhân dân tệ. Thông thường, các dòng tin nhắn được gửi đến chùa có mức giá không quá 0,15 nhân dân tệ.
Người gửi sẽ nhắn tin lời cầu phúc của mình kèm theo số điện thoại di động của người nhận và China Mobile sẽ chuyển lời cầu phúc đó đến cho người nhận.
Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, các tin nhắn được hiển thị trên màn hình LED tại góc phía tây nam trong chùa. Sau đó các sư sẽ đọc lời cầu phúc cho người gửi và người nhận.
Hơn 30.000 người đã dùng thử dịch vụ này với điều kiện họ phải tham gia mạng của China Mobile và có số điện thoại ở tỉnh Hồ Bắc.
Dương Quá, một nhân viên chi nhánh Hồ Bắc của China Mobile cho biết trong hai tuần qua, mỗi ngày hơn 1.000 tin nhắn được gửi đi và dịch vụ của nhà mạng này vẫn tiếp tục sau kỳ nghỉ năm mới.
Yang Meiqin, 49, một người làm kinh doanh ở Vũ Hán đã nhận được lời cầu phúc từ một người bạn. Bà rất thích ý tưởng này và đã đến chùa để xem nó được tiến hành ra sao.
Chen Meng, 37 tuổi, một nữ doanh nhân khác ở Vũ Hán cũng đã nhận được một lời cầu phúc tương tự từ một người bạn đã đến thăm chùa vào dịp đầu năm.
Cô Chen rất xúc động trước hành động này của người bạn và nói điều đó cho thấy tín ngưỡng tôn giáo vẫn theo kịp cuộc sống hiện đại ở Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ của thế hệ trẻ.
Nhưng Li Jian, 28 tuổi làm việc tại văn phòng thiết kế ở Vũ Hán, lại phản đối và cho rằng dịch vụ này đã bôi nhọ sự trong sáng của Phật giáo và làm giảm giá trị của lời cầu xin, biến đó thành hành động bất kính với Phật giáo.
Zhang Tongyou, 63 tuổi, là một người sống ở Bắc Kinh và là Phật tử được hơn 20 năm, cho rằng các ngôi chùa không nên thu tiền dịch vụ trưng bày các tin nhắn cầu xin.
“Nếu điều đó có thể giảm bớt tình trạng đông đúc trong dịp cao điểm thì các ngôi chùa khác cũng có thể làm tương tự nhưng nên miễn phí ”, ông Zhang nói.
Lê Dung