Trung Quốc - 'Nạn nhân' hay 'Kẻ chuyên bắt nạt'?

Binh pháp Tôn Tử, sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, được xem là một trong những binh thư kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới. Nhưng trớ trêu là chính sách ngoại giao hiện này của Trung Quốc lại đang đi ngược lại lời dạy của “cổ nhân”.

Toàn cảnh vụ chìm tàu tang thương ở Cần Giờ
Tác giả Robert Manning trên trang Nationalinterest cho rằng có lẽ bóng ma quá khứ sẽ còn tiếp tục ám ảnh các nước châu Á trong thế kỷ 21 -  “Thế kỷ của châu Á”. Vụ việc mới nhất trong chuỗi các rắc rối là chuyến thăm tới Bắc Kinh vừa qua của Thứ trưởng Nhật Bản Akitaka Saiki với mục đích hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc đã rạn nứt. Khi ông Saiki vừa xuống máy bay thì truyền thông nhà nước Trung Quốc bác bỏ thông tin về cuộc họp thượng đỉnh mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất.

Trung Quốc - 'Nạn nhân' hay 'Kẻ chuyên bắt nạt'? - ảnh 1
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – tâm điểm của căng thẳng Nhật – Trung hiện nay.

Người CSGT phạt cả tài xế đang chở Phó Thủ tướng
Trong 1 năm qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện là nơi sinh sống của khoảng 150 chú dê.

Hồi cuối tháng Bảy, 4 tàu thuộc Lực lượng canh gác bờ biển bán quân sự mới được thành lập của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp để tuần tra. Cùng lúc đó, Trung Quốc điều một máy bay cảnh báo sớm Y-8 vào không phận quốc tế gần đảo Okinawa.

Ngoài cuộc tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, khái niệm “những lợi ích cốt lõi” Trung Quốc ngày càng mở rộng thể hiện chủ trương của Bắc Kinh đòi lại những khu vực mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình ở khu vực châu Á.

Một dẫn chứng cho điều  này là những bài báo đăng trên tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily) và Hoàn Cầu (Global Times) với câu hỏi liệu Okinawa – nơi Mỹ đang đặt các căn cứ quân sự và là nơi sinh sống của 1,3 triệu người Nhật Bản – cùng các hòn đảo khác có phải thuộc về Trung Quốc không? Động thái trên cho thấy có thể Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi trật tự của châu Á và đó vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. 


Bí mật quân sự bên trong quân cảng Cam Ranh
Trong vòng hơn 1 năm, Trung Quốc đã tìm cách “vô hiệu hóa” sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo này bằng một loạt các hoạt động bán quân sự có tính chất cưỡng chế. Động thái này của Trung Quốc giống nhưng không quyết liệt bằng con đường khẳng định chủ quyền mà nước này áp dụng trên Biển Đông: Bắc Kinh thực hiện các hành động nhằm “tạo ra sự việc đã rồi”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa trên cái mà nước này gọi là “bản đồ 9 đoạn” mà cơ sở của nó hiện vẫn chưa rõ ràng và cũng không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Bắc Kinh đã phê chuẩn.

Ở Hoa Đông, Washington đã khẳng định rõ Hiệp ước ước quốc phòng Mỹ - Nhật có hiệu lực với toàn bộ lãnh thổ mà Nhật Bản kiểm soát và Nhật Bản thì thậm chí còn không thừa nhận có tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tôn Tử sẽ nghĩ ra sao?

Trung Quốc - 'Nạn nhân' hay 'Kẻ chuyên bắt nạt'? - ảnh 2
Tôn Tử (trái) và cuốn Binh pháp Tôn Tử - tác phẩm kinh điển về nghệ thuật quân sự.

Thực ra những hành động quyết liệt của Trung Quốc diễn ra vào thời điểm này là điều rất khó hiểu.

Giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng đầu là Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt với nhiều thách thức từ trong nước như ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, dân số già và một mô hình tăng trưởng kinh tế lỗi thời. Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nhận thức rất rõ các vấn đề này và đang nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế từ tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu sang tăng trưởng do cầu tiêu dùng, mở rộng dịch vụ và đổi mới. Đây là thách thức căn bản mà Trung Quốc đang và sẽ đối mặt trong thập kỷ tới.

Tôn Tử, chiến lược gia Trung Quốc thời kỳ cổ đại, từng dạy rằng: “Hãy tỏ ra yếu khi đang mạnh và tỏ ra mạnh khi đang yếu” và Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của công cuộc hiện đại hóa ở Trung Quốc, cũng lấy câu “Giấu mình chờ thời” làm “kim chỉ nam” cho chính sách ngoại giao của mình. 

Trung Quốc là nạn nhân hay kẻ bắt nạt?

Luận điệu trên của Trung Quốc có thể hiểu được khi Trung Quốc còn là một quốc gia nghèo thuộc thế giới thứ ba. Nhưng nó hoàn toàn không thích hợp với thời điểm hiện nay. GDP của Trung Quốc nhảy vọt từ 200 tỷ USD vào năm 1980 lên tới hơn 7.000 tỷ USD vào năm 2012. Chi tiêu quân sự của nước này đã tăng với tốc độ 2 con số trong 2 thập kỷ qua và hiện đang ở mức 120 tỷ USD mỗi năm, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Rõ ràng, Trung Quốc đã trở thành một “người chơi” lớn trên bàn cờ khu vực và toàn cầu.

Trung Quốc - 'Nạn nhân' hay 'Kẻ chuyên bắt nạt'? - ảnh 3
Sau 30 đổi mới, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Và khi một kẻ chuyên đi bắt nạt cho rằng mình là nạn nhân thì hậu quả đặc biệt nguy hiểm.

Xét về mối quan hệ Nhật – Trung, dù cho Thủ tướng Nhật Shinzo Abe có là người theo tư tưởng bảo thủ đến đâu, ông cũng hiểu rõ tương lai của Nhật Bản ra sao tùy thuộc vào việc khôi phục nền kinh tế. Ông đã đúng đắn khi thể hiện mong muốn giảm nhẹ căng thẳng với Trung Quốc.

Sau hành động đề nghị đàm phán vừa qua của Thứ trưởng Nhật Bản Akitaka Saiki, Trung Quốc nên xem lại chính sách của mình đối với Nhật Bản. Năm ngoái, sau khi các cuộc biểu tình chống Nhật diễn ra tại hàng chục thành phố ở Trung Quốc, các công ty đa quốc gia Nhật Bản bắt đầu tìm hướng đầu tư mới thay thế Trung Quốc. Trong khi đó với nền kinh tế tăng trưởng ngày càng chậm đi, Bắc Kinh sẽ cần tạo ra công ăn việc làm để tạo sự ổn định.

Nhìn ở góc độ lớn hơn, tương lai Trung Quốc có thịnh vượng hay không tùy thuộc vào năng lực đầu tư cho nền kinh tế tri thức trong thế kỷ 21 với các lĩnh vực như Công nghệ thông tin, in 3D, rô bốt, công nghệ nano và công nghệ sinh học, vân vân… chứ không tùy thuộc vào chiến lược ngoại giao quyết liệt nhằm khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo nhỏ trên Biển Đông nơi tiềm năng dầu khí sẽ chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong nhu cầu năng lượng của Trung Quốc.

Tóm lại, lối hành xử của Trung Quốc ở châu Á đang đi ngược lại những lợi ích dài hạn của nước này; đến nỗi dư luận tự hỏi không hiểu qui trình ra quyết định ở Bắc Kinh như thế nào. Dư luận thấy khó hiểu khi Trung Quốc vừa “rêu rao” về sự cần thiết phải tạo ra “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc trên thế giới” lại vừa hành xử như một cường quốc đang lên theo kiểu cổ điển, lỗi thời.

Dù cho ý đồ cuối cùng của họ là gì thì Bắc Kinh cũng đang đi ngược lại binh pháp của Tôn Tử - hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !