Trung Quốc mua Su-57 của Nga để “nhòm ngó” công nghệ?

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang xúc tiến kế hoạch mua máy bay Su-57 của Nga. Đây là hành động mang nhiều mục đích và Su-57 được coi là “tài liệu” tuyệt vời của ngành công nghiệp hàng không nước này.

Sina ngày 21/12 dẫn lời quan chức Không quân Trung Quốc tiết lộ, các cơ quan có liên quan của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đang tích cực thảo luận về khả năng đặt mua 12 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Su-57 của Nga. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, nhiều khả năng Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng cường liên hệ với Nga để có thể ký kết hợp đồng ngay trong đầu năm 2020. Tuy nhiên, hiện không rõ thời gian hoàn thành hợp đồng cũng như hình thức thanh toán.

Trung Quốc dự định mua Su-57 của Nga, giới chuyên gia cho rằng đây là hành động mang nhiều mục đích. Nguồn: Sina.

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Không quân Trung Quốc mua Su-57 không chỉ nhằm tăng cường sức mạnh tác chiến mà còn có “nguyên nhân sâu xa” hơn nữa. Cho đến nay, Su-57 của Nga đã thể hiện khả năng tuyệt vời, vượt qua tiêm kích đa năng thế hệ 4+ Su-35.

Đáng chú ý, động cơ thế hệ mới Sản phẩm 30 (Izdeliye 30) đã thể hiện đỉnh cao công nghệ của Nga trong lĩnh vực máy bay chiến đấu và về mặt kỹ thuật có thể so sánh với động cơ được sử dụng trong tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ, động cơ này cũng vượt qua tất cả các động cơ máy bay chiến đấu hiện có của Trung Quốc. Nếu J-20 được trang bị loại động cơ này thì khả năng chiến đấu sẽ được cải tiến một bước dài. 

Sản phẩm 30 cũng sẽ thêm một hàng rào radar phía trước động cơ để giải quyết vấn đề che giấu khả năng bộc lộ trước phương tiện trinh sát của đối phương. Ngoài ra, nó cũng sử dụng vòi phun răng cưa để cải thiện hơn nữa các đặc điểm tàng hình chung của máy bay. Có thể nói, máy bay chiến đấu Su-57 rất có giá trị, đây là vũ khí cao cấp của Nga.

Đông cơ Sản phẩm 30 đang là niềm "khao khát" của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc. Nguồn: Sina.

Một điều đáng chú ý nữa đó là, sau khi tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang tên Sơn Đông được đưa vào biên chế, vấn đề đặt ra đó là sử dụng máy bay nào để phát huy tối đa khả năng chiến đấu của tàu sân bay này.

Hiện, máy bay chiến đấu được biên chế trên tàu này chỉ là J-15, không đáp ứng yêu cầu tác chiến khi các nước đều đưa máy bay chiến đấu thế hệ 5 biên chế trên tàu sân bay. Nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ bắt buộc phải phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới để nâng cao khả năng tác chiến nhóm tàu sân bay.

Mới đây nhất, hôm 19/12, triển lãm công nghiệp hàng không Trung Quốc đã công bố một số thông tin về “máy bay chiến đấu tương lai biên chế trên tàu sân bay”, đồng thời tiết lộ, hạng mục chế tạo máy bay này đang trong quá trình xúc tiến triển khai nghiên cứu.

Theo giới quan sát Trung Quốc, “máy bay chiến đấu tương lai biên chế trên tàu sân bay” của nước này có phần đầu giống J-20 và J-31 của Trung Quốc, nhưng phần thân và đuôi dường như kết hợp hình dáng giữa Su-35 và Su-57 của Nga. Trung Quốc tham vọng sẽ biên chế khoảng 50 máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của mình.

J-20 không phù hợp, Trung Quốc cần một thế hệ máy bay mới để biên chế trên tàu sân bay. Nguồn: Sina.

Việc Trung Quốc mua Su-57 của Nga được cho là mang nhiều mục đích, theo những gì đã công khai, có 3 mục đích đã được thể hiện ra đó là, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Không quân Trung Quốc; cải thiện động cơ của J-20, phấn đấu nâng cấp máy bay này để có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay; làm “tư liệu” nghiên cứu chế tạo thế hệ máy bay mới của Trung Quốc đáp ứng khả năng tác chiến tàu sân bay.

Mặc dù Trung Quốc được định hình là khách hàng đầu tiên của Nga trong việc mua sắm máy bay Su-57, tuy nhiên trong bối cảnh Nga đang phản đối mạnh mẽ Trung Quốc sao chép công nghệ vũ khí Nga thì việc nước nay có mua được Su-57 của Nga hay không vẫn là điều khó đoán.

Ông Yevgeny Livadny, giám đốc phụ trách sở hữu trí tuệ của tập đoàn quốc phòng Nga Rostec cho biết, trong 17 năm qua, Trung Quốc đã sao chép nhiều khí tài như động cơ máy bay, chiến đấu cơ Sukhoi, tiêm kích hạm, các hệ thống phòng không tầm trung tự hành và tên lửa vác vai.

Nga cáo buộc Trung Quốc sao chép nhiều công nghệ vũ khí của Nga trong suốt 17 năm qua. Nguồn: Sina.

Tụt hậu của nền công nghiệp quốc phòng so với phương Tây và Liên Xô thúc đẩy Trung Quốc kết hợp chuyển giao công nghệ hợp pháp và hoạt động tình báo, sao chép công nghệ của những nước khác để phát triển vũ khí nội địa.

Trong thập niên 1990, Moskva và Bắc Kinh đã ký nhiều thương vụ vũ khí lớn, điển hình là hợp đồng bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ sản xuất tiêm kích hạng nặng Su-27 và hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU-1. Thỏa thuận này giúp Trung Quốc nắm công nghệ để sản xuất thành công chiến đấu cơ J-11 và tổ hợp phòng không HQ-9.

Hành động vi phạm hợp đồng và sao chép công nghệ đã ảnh hưởng tới quan hệ Nga - Trung, khiến Moskva thận trọng hơn khi chuyển giao các vũ khí hiện đại cho Bắc Kinh.

Trung tướng Yevgeny P. Buzhinsky, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu chính sách Nga (PIRC) đã từng khẳng định Nga sẽ thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn công nghệ tiêm kích hiện đại của mình rơi vào tay Trung Quốc.

Đức Trí (lược dịch)
Từ khóa: Trung Quôc Nga Su-57 J-20 động cơ máy bay tàu sân bay máy bay tàng hình Sản phẩm 30

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !