Trung Quốc: Khi người tài lũ lượt ra đi

30 tuổi, Chen Kuo có những thứ mà nhiều người Trung Quốc mơ ước: một căn hộ chung cư của riêng mình và một công việc lương cao tại một tập đoàn đa quốc gia. Nhưng vào giữa tháng 10, Chen lên máy bay đến Australia bắt đầu một cuộc sống mới mà chưa có điều gì là chắc chắn.
Trung Quốc: Khi người tài lũ lượt ra đi - ảnh 1
Lee Yangang và vợ, Wang Lu, di cư sang Sydney, Australia vào năm ngoái và cho biết họ cảm thấy không an toàn khi ở Trung Quốc.

Cũng giống như hàng trăm nghìn người Trung Quốc khác rời bỏ đất nước mỗi năm, cô ra đi với một cảm giác mãnh liệt rằng cô sẽ có cuộc sống tốt hơn ở bên ngoài Trung Quốc.

Bất kể những thành tựu to lớn về kinh tế trong những năm vừa qua của Trung Quốc, cô vẫn bị quyến rũ bởi môi trường trong lành, các dịch vụ xã hội phong phú ở nước Úc và sự tự do trong việc xây dựng gia đình.

“Sống ở Trung Quốc rất căng thẳng – đôi lúc tôi phải làm việc 128 tiếng một tuần cho công ty kiểm toán của tôi. Và ở nước ngoài tôi có sẽ dẫn dắt các con mình theo đạo Thiên Chúa dễ dàng hơn. Ở Úc mọi người được tự do hơn”, Chen tâm sự tại căn hộ chung cư của mình ở Bắc Kinh chỉ vài giờ trước khi cô rời đi.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc chuyển giao quyền lực lịch sử vào ngày 8/11 sắp tới, nước này đang mất đi số lượng kỉ lục những nhân viên giỏi như cô Chen.

Vào năm 2010 khi số liệu mới nhất được công bố, 508.000 người Trung Quốc đã rời bỏ đất nước để đến 34 quốc gia phát triển trong khối OECD. Con số đó tăng 45% so với năm 2000.

Báo cáo từ các quốc gia được người Trung Quốc lựa chọn cho thấy xu hướng này đang tiếp tục.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ tiếp nhận 87.000 người cư trú vĩnh viễn từ Trung Quốc, trong khi năm trước đó con số là 70.000. Người nhập cư Trung Quốc đang tạo ra cơn sốt bất động sản từ những nơi như Midtown Manhattan, New York, Mỹ  – tại đây các đại lý bất động sản còn đang xúc tiến học tiếng Trung - cho tới đảo Síp ở Địa Trung Hải – nơi mở đường tới liên minh châu Âu.

Những người Trung Quốc từ bỏ quê hương cho biết lí do mà họ ra đi là chiến lược phát triển kinh tế bằng mọi giá đã hủy hoại môi trường cũng như sự suy đồi các giá trị xã hội và đạo đức khiến Trung Quốc trở nên bon chen lạnh lùng hơn so với thời kỳ trước.

Cảm giác chung của những người này là bất kể những thành tựu đạt được trong những thập kỷ vừa qua, tương lai chính trị và xã hội của Trung Quốc vẫn vô cùng bất ổn.

“Những người thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc không cảm thấy an toàn cho tương lai của mình và đặc biệt là tương lai của con cái họ. Họ nghĩ tình hình chính trị của đất nước không ổn định”, Cao Cong, một giáo sư của Đại học Nottingham nghiên cứu về làn sóng di cư của người Trung Quốc, nhận xét.

Giám đốc của một công ty cơ khí ở Thượng Hải cho biết hồi đầu năm nay anh đã đầu tư vào một dự án bất động sản ở thành phố New York vì hi vọng sẽ được nhận thẻ xanh.

Cảm giác bất an cũng ảnh hưởng đến cả những người nghèo Trung Quốc.

Theo Bộ thương mại Trung Quốc, 800.000 người Trung Quốc đã đi ra nước ngoài lao động trong khi đó vào năm 1990 con số này chỉ là 60.000 người.

Mặc dù hàng trăm triệu người Trung Quốc đã thoát nghèo trong 30 năm bùng nổ kinh tế, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đang ở mức cao nhất thế giới và nền kinh tế đang ngày càng lệ thuộc vào các tập đoàn lớn trong đó có nhiều tập đoàn nhà nước.

“Tình trạng đó được thúc đẩy bởi sự lo sợ bị bỏ rơi khi ở Trung Quốc. Đi ra nước ngoài đã trở thành một kiểu đánh bạc mà có thể đem lại cơ hội nào đó cho bạn”, Biao Xiang, một nhà nhân khẩu học thuộc Đại học Oxford nhận xét.

Zhang Ling, chủ một nhà hàng ở thành phố biển Ôn Châu là một người như vậy. Gia đình lớn của ông với thành phần là nông dân và thương nhân đã đổ tiền để gửi con trai ông tới học tại một trường trung học ở thành phố Vancouver, Canada. Gia đình ông hi vọng con trai ông sẽ có thể vào học tại một trường đại học của Canada và một ngày nào đó sẽ trở thành cư dân của đất nước này và sau đó giúp gia đình ông chuyển ra nước ngoài sinh sống.

“Điều đó giống như chiếc ghế với nhiều chân. Chúng tôi muốn có một chân ở Canada đề phòng một chiếc chân ở đây bị gãy”, ông tâm sự.

Trung Quốc: Khi người tài lũ lượt ra đi - ảnh 2
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ “thần kỳ” của Trung Quốc trong những năm vừa qua cũng không đủ sức níu chân nhiều người dân nước này.

Việc di cư ngày nay khác so với cách đây vài thập kỷ. Vào những năm 1980, các sinh viên Trung Quốc bắt đầu ra nước ngoài, nhiều người ở lại các quốc gia phương Tây vì các nước này cấp giấy phép cư trú cho họ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Vào những năm 1990, người nghèo Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi trả cho những người môi giới để đưa họ tới phương Tây, đôi khi trên những con tàu chở hàng.

Ngày nay, sau nhiều năm phát triển kinh tế và trở nên giàu có, hàng triệu người có thể di cư một cách hợp pháp hoặc là thông qua các chương trình đầu tư hoặc là gửi con cái đi học ở nước ngoài để đảm đảo có một “chân” ở nước ngoài.

Wang Ruijin, thư ký của một công ty truyền thông ở Bắc Kinh, cho biết chị và chồng  đang  thúc giục con gái 23 tuổi của họ nộp đơn học tại một trường Đại học ở New Zealand, hi vọng cô gái có thể ở lại đó và mở cánh cửa mới cho gia đình chị. Chị Wang cho biết hai vợ chồng chị nghĩ rằng con mình không thể nhận được học bổng nên đã đi vay mượn tiền để đầu tư cho con gái.

‘Chúng tôi cảm thấy Trung Quốc không phù hợp với những người như chúng tôi. Để sống tiếp ở đây, bạn phải tham nhũng hoặc có các mối quan hệ, chúng tôi thích có một cuộc sống ổn định hơn”, chị Wang chia sẻ.

Nhưng xu hướng di cư không chỉ là con đường một chiều. Khi các nền kinh tế phương Tây đang trì trệ, số sinh viên quay trở lại Trung Quốc năm 2011 tăng lên 40% so với năm trước. Chính phủ nước này cũng đã xây dựng các chương trình nhằm lôi kéo các nhà khoa học và học giả, cung cấp cho họ nhiều đặc quyền và ưu đãi khác nhau. Nhưng theo giáo sư Cao, các chương trình này ít hiệu quả hơn những gì vẫn được quảng cáo.

“Nhưng 5 năm sau đó, những người quay trở lại trở thành như những người Trung Quốc bình thường khác và cũng sa vào tình trạng tồi tệ như các đồng nghiệp của họ” đã ở Trung Quốc từ lâu, ông Cao nói, “Điều đó có nghĩa là sẽ có ít người muốn ở lại quê hương lâu dài”.

Nhiều chuyên gia về di cư cho rằng làn sóng này của Trung Quốc tương tự như kinh nghiệm của các quốc gia khác. Đài Loan và Hàn Quốc đã từng trải nghiệm làn sóng người dân di cư sang Mỹ và các quốc gia khác vào những năm 1960 và 1970 ngay cả khi nền kinh tế của hai nước này đang cất cánh.

Sự giàu có và giáo dục chất lượng tốt đã tạo thêm cơ hội cho họ ra nước ngoài và nhiều người đã tận dụng cơ hội đó và tình hình Trung Quốc hiện nay cũng như vậy.

Trong khi Đài Loan và Hàn Quốc đã tiến lên thành những nước giàu có, thịnh vượng thì nhiều người Trung Quốc vẫn hoài nghi về việc Trung Quốc có thể bước sang gian đoạn phát triển mới về kinh tế và chính trị hay không.

“Ở đây tôi cảm thấy rất hào hứng khi ở đây nhưng tôi cảm thấy không chắc chắn về con đường phát triển”, Bruce Peng, người đã kiếm được bằng thạc sĩ tại Đại học Havard vào năm ngoái và đang điều hành một công ty tư vấn.

Hiện Peng đang sống ở Trung Quốc nhưng anh cho biết khoảng 100 khách hàng của anh có hoặc mong muốn được sở hữu một hộ chiếu nước ngoài.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !