Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar

Hàng chục tỷ USD đổ vào Myanmar với rất nhiều dự án liên quan tới an ninh kinh tế và năng lượng của của Trung Quốc đang trong tình cảnh “nằm chờ chết”. Điều này khiến Bắc Kinh vô cùng lo sợ.
Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar - ảnh 1

Người dân Myanmar biểu tình phản đối dự án xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone do Trung Quốc đầu tư xây dựng trị giá 3,6 tỷ USD.

Trong số ra mới đây, tờ “Thái Bình Dương nhật báo” của Tân Hoa Xã đã công bố số liệu thống kê cho thấy, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Myanmar năm 2013 chỉ bằng chưa đầy 10% của năm 2012.

Đây là lần đầu tiên trong 4 năm lại đây, Trung Quốc mất vị trí xếp đầu trong danh sách các nước đầu tư vào Myanmar. Nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Myanmar đã tiến hành "đóng băng" rất nhiều dự án đầu tư khai thác tài nguyên của một số doanh nghiệp Trung Quốc. Điển hình nhất là các dự án như xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone của Tập đoàn Thủy điện Trung Quốc, dự án khai thác mỏ đồng Letpadaung trị giá 1 tỷ USD của Công ty TNHH Khoáng sản Vạn Bảo thuộc Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc…   

Tờ “Đông phương nhật báo” số ra ngày 5/6 cho biết thêm, hiện nay Chính phủ Myanmar đã ủy nhiệm cho lãnh tụ phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, tiến hành thẩm tra các dự án lớn của Trung Quốc tại nước này.

Theo “Đồng Phương nhật báo”, sau khi Myanmar thực hiện cải cách dân chủ, rất nhiều dự án đầu tư lớn được phê chuẩn dưới thời chính quyền quân sự của Myanmar đã vấp phải sự chỉ trích, kháng nghị của dân chúng nước này và tất cả đều phải bị tạm dừng để chờ thẩm tra. Khi mới trở lại chính trường, bà Aung San Suu Kyi từng công khai tuyên bố không phản đối Trung Quốc, nhưng vấn đề là bà Aung San Suu Kyi và chính đảng của bà mang khuynh hướng thân Anh, Mỹ và phương Tây đồng thời không giấu diếm sự thờ ơ, lạnh nhạt với Trung Quốc.

Hiện nay, dự án xây dựng nhà máy thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD đã bị dừng vô thời hạn. Trước đây, do công trình này nằm trong vùng thánh địa lịch sử, nên các công ty Nhật Bản không dám đầu tư. Nhưng Trung Quốc dường như quá chú ý tới lợi nhuận và ỷ lại vào sự ủng hộ của chính quyền quân sự Myanmar, chính phủ và công ty của Trung Quốc đã không e ngại thực hiện, kết quả là đã bị đình công sau cách mạng dân chủ ở Myanmar.

Trong bối cảnh tình hình chính trị hiện nay ở Myanmar, người ta tin rằng sẽ không có thời hạn cụ thể nào cho việc khởi động lại công trình này. Các dự án đầu tư khác của Trung Quốc ở Myanmar như khai thác đồng, khai thác Niken… cũng bị người dân địa phương và các nhân sĩ, nhà hoạt động bảo vệ môi trường phản đối gay gắt.

Nếu sau khi thẩm tra, bà Aung San Suu Kyi không hài lòng, những dự án này rất có thể bị hủy bỏ hoặc vấp phải phản đối quy mô lớn.   

Trung Quốc hốt hoảng trước nguy cơ ‘mất’ Myanmar - ảnh 2

Trong các cuộc biểu tình ở Myanmar, nhiều ngôn từ phản đối mạnh mẽ nhằm vào Trung Quốc đã xuất hiện.

Trong số các dự án đã hoàn thành, đáng lo ngại nhất là dự án đường ống dẫn dầu khí từ Côn Minh (Trung Quốc) tới cảng Kyaukpyu của Myanamar, tiêu tốn ít nhất 5 tỷ USD. Việc bảo vệ tuyến đường ống này hiện nay vẫn do quân đội Myanmar đảm nhiệm, dù cục diện chính trị nước này biến đổi và dự án không có khả năng bị phế bỏ, nhưng chắc chắn phí quá cảnh mà Trung Quốc phải trả cho Myanmar sẽ tăng mạnh. Trong trường hợp tuyến đường ống này bị phá hoại, tổn thất của Trung Quốc càng lớn bởi mỗi năm nó dẫn một lượng dầu khí khổng lồ, giúp Trung Quốc giải cơn khát năng lượng.

Trung Quốc đầu tư vào Myanmar hàng chục tỷ USD và nhiều dự án trong số đó liên quan tới an ninh kinh tế và an ninh năng lượng. Đáng tiếc là chính phủ và doanh nghiệp của Trung Quốc đã không đánh giá hết rủi ro chính trị, không chịu bỏ tiền giúp đỡ người dân địa phương cải thiện cuộc sống và phát triển, tăng cường quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.

Sau khi Myanmar tiến hành tổng tuyển cử vào năm 2015, một khi những dự án đó xảy ra chuyện, tổn thất của Trung Quốc lại càng lớn, nhưng lớn hơn vẫn là việc mất ảnh hưởng chiến lược đối với Myanmar.

Trong thời kỳ phương Tây thực thi biện pháp chế tài đối với chính quyền quân sự ở Myanmar, Trung Quốc là một trong số ít bạn bè quý của nước này. Lâu nay, vị trí của Trung Quốc về đầu tư và thương mại tại Myanmar không hề bị lung lay. Nhưng kể từ tháng 11/2010, sau khi chính quyền quân sự chuyển giao cho dân sự, Myanmar bước vào tiến trình mở cửa dân chủ hóa, dòng thu hút đầu tư phát triển theo hướng đa dạng hóa. Nước này cũng tích cực cải thiện quan hệ với thế giới phương Tây và chuyến thăm Myanmar vào tháng 11/2012 của Tổng thống Mỹ Barack Obama chính là ví dụ tiêu biểu.

Bắc Kinh đã nhận ra những nguy cơ chết người này nhưng dường như họ vẫn chưa có giải pháp nào để… thoát hiểm ở Myanmar.

Sự kiện nóng: 

* Hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu ở Trường Sa lần đầu tiên.                     

*Video hải quân Việt Nam và Philippines giao lưu trên đảo Song Tử Tây

* Huấn luyện dây chuyền sản xuất đạn Tên lửa C75 ở Cam Ranh

Lam Giang

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !