Trung Quốc “ép” Triều Tiên dừng thử hạt nhân
Trung Quốc “ép” Triều Tiên dừng thử hạt nhân
Triều Tiên nâng cấp bệ phóng để bắn tên lửa liên lục địa
Nhật-Trung-Hàn "tắc" khi nhắc đến Triều Tiên
Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”
Hình ảnh vệ tinh cho thấy lò phản ứng Yongbyon của Triều Tiên. |
Theo nguồn tin trên, nếu Triều Tiên vẫn tiến hành vụ thử, Trung Quốc sẽ cân nhắc một số biện pháp trả đũa nhưng sẽ không “mạnh tay” với Bình Nhưỡng.
Từ cuối tháng Tư, một nguồn tin khác cho biết Triều Tiên gần như đã hoàn thành các công tác chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân, một động thái sẽ khiến quốc gia nghèo khổ này càng bị cô lập thêm sau khi thất bại trong vụ phóng thử tên lửa đạn đạo hồi giữa tháng Tư.
“Trung Quốc không hài lòng và thúc giục Triều Tiên không tiến hành vụ thử hạt nhân gần núi Changbai”, nguồn tin trên cho biết.
Nguồn tin này cho biết thêm rằng Trung Quốc lo sợ nguy cơ rò rỉ phóng xạ và môi trường sẽ bị ảnh bị ảnh hưởng sau vụ thử, “Trung Quốc cũng than phiền về tác hại đối với môi trường của khu vực sau hai vụ thử trước”.
Khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân năm 2006 và 2009, nước này đã khiến môi trường tại khu vực núi trải đến biên giới Trung Quốc bị hư hại. Năm 1963, Triều Tiên đã nhường một phần của ngọn núi này cho Trung Quốc.
Vẫn chưa rõ liệu chính phủ Triều Tiên, vốn nổi tiếng là không muốn cúi đầu trước sức ép từ bên ngoài, sẽ trì hoãn hoặc bỏ kế hoạch thử hạt nhân của mình hay không. Hiện Trung Quốc là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên.
“Tác động (của vụ thử) đối với vùng đông bắc Trung Quốc sẽ vô cùng to lớn”, nguồn tin này bình luận về vụ thử hạt nhân thứ ba nếu được Triều Tiên tiến hành.
Cũng theo nguồn tin này, các quan chức Trung Quốc đã thảo luận liệu dùng hành động đe dọa ngoại giao có hiệu quả hay không, nhưng dù Trung Quốc có dùng biện pháp gì để trừng phạt Triều Tiên là gì thì chúng cũng sẽ chỉ dừng lại ở biện pháp kinh tế nhằm thể hiện sự không hài lòng của Trung Quốc và sẽ không ảnh hưởng đến viện trợ lương thực dành cho Triều Tiên.
Một nhà ngoại giao phương Tây đã xác nhận rằng Trung Quốc đã gây sức ép với Triều Tiên để từ bỏ vụ thử.
Tuy nhiên, Jin Canrong, hiệu trưởng đại học nghiên cứu quốc tế thuộc đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng có khả năng Trung Quốc sẽ không “lớn tiếng” với Triều Tiên mà sẽ dùng công cụ tài chính để gây ảnh hưởng đến nước láng giềng nghèo khổ của mình.
“Nếu các cuộc thương lượng kín không tạo ra kết quả tích cực, có thể viện trợ kinh tế sẽ bị cắt”, ông Jin nói và cho biết thêm rằng việc nhập khẩu các tài nguyên khoáng sản và “những sản phẩm đặc biệt” không rõ là gì từ Triều Tiên cũng sẽ bị giảm đi.
Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên đạt 2,28 tỷ đô la vào năm 2010 và nhập khẩu đạt 1,19 tỷ đô la.
Có khả năng Trung Quốc cũng ủng hộ một nghị quyết khác của Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận đối với Triều Tiên trong đó có lệnh cấm vận về thương mại.
Trung Quốc đã lên án Triều Tiên về vụ thử hạt nhân năm 2006 và đã ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh cấm vận với Triều Tiên. Năm 2009 khi Triều Tiên tiến hành vụ thử thứ ba, Trung Quốc lại phản ứng tương tự.
Mặc dù gây sức ép với Triều Tiên hủy bỏ vụ thử hạt nhân thứ ba, Trung Quốc vẫn muốn tránh các biện pháp ngoại giao căng thẳng, như triệu hồi đại sứ về nước.
“Trung Quốc không muốn có thêm rắc rối không cần thiết trước đại hội đảng lần thứ 18. Sẽ không có thay đổi lớn về chính sách”, ông Jun nói về đại hội đảng sẽ diễn ra trong năm nay với sự thay đổi lớn trong giới lãnh đạo của Trung Quốc.
Các nguồn tin từ chối dự đoán liệu Trung Quốc có cắt nguồn cung cấp dầu mỏ cho Triều Tiên không.
Năm 2003, Trung Quốc đã từng cắt đường cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân nhưng lấy lí do sự cố kỹ thuật.
Nhà ngoại giao phương Tây và ông Jin đều cho rằng mặc dù Hoa Kỳ muốn Trung Quốc phải “chỉ bảo” Triều Tiên nhưng Trung Quốc hầu như không có hành động có hiệu lực nào đối với Triều Tiên và có lẽ sẽ không ngừng viện trợ lương thực do lo sợ bất ổn tại khu vực đông bắc nước mình.
“Trung Quốc không thể dừng viện trợ lương thực. Nếu nước này dừng viện trợ, điều đó sẽ gây nguy hiểm cho cả chính quyền (Triều Tiên)”, nhà ngoại giao cho biết.
Nhân tố chính khiến Trung Quốc không thể có biện pháp mạnh để kiềm chế Triều Tiên là nước này lo sợ tình trạng bất ổn do làn sóng tị nạn đổ về phía đông bắc Trung Quốc trước hoặc sau khi chính quyền Triều Tiên sụp đổ.
“Kinh nghiệm cho thấy các lệnh cấm vận hầu như không có tác dụng gì đối với việc ra quyết định của Triều Tiên. Và tất nhiên các lệnh cấm vận sẽ bị Trung Quốc ngầm phá hoại do một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ đỡ nguy hiểm với Trung Quốc hơn một Triều Tiên bất ổn hay sụp đổ”, Andrei Lankov, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc đại học Kookmin của Hàn Quốc.
Thêm vào đó, nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc cho hay trong lúc căng thẳng về chủ quyền trên Biển Đông đang leo thang, Trung Quốc không muốn Hoa Kỳ dùng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là cái cớ để gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực.
Trong thời gian thăm Bắc Kinh vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên nếu nước này thay đổi đường đi của mình.
Cũng theo nguồn tin trên, Triều Tiên hi vọng nếu nước này dừng thử hạt nhân, Hoa Kỳ sẽ ký và công nhận hiệp ước hòa bình mà Triều Tiên đã đòi hỏi từ rất lâu.
Hiện cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 mà Trung Quốc giúp Triều Tiên chống lại Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã chấm dứt với một lệnh ngừng bắn.
Mối đe dọa về vụ thử hạt nhân có nguy cơ thành hiện thực do nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên, Kim Jong Un muốn củng cố quyền lực của mình.
Tùng Lâm