Trung Quốc dùng "túi tiền to" để khuynh đảo thế giới

Các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc đang dùng tiền để khẳng định sự hiện diện của mình trên thế giới.

Nếu như chính phủ Trung Quốc đang sử dụng nguồn lực tài chính rộng lớn để đảm bảo lợi ích của Bắc Kinh ở nước ngoài thì những công dân giàu có của nước này cùng các tập đoàn tư nhân cũng đang điên cuồng muốn mua lại thế giới.

Sức mua ngày càng tăng của Trung Quốc đang ảnh hưởng tới mọi ngóc ngách của thế giới. Giới chuyên gia đánh giá hiện tượng này có một số điểm tương đồng nổi bật với sự đầu tư quốc tế của Nhật Bản trong những năm 1980. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cùng chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của chính trị toàn cầu theo cách mà Nhật Bản không bao giờ có thể làm được.

Vung tay không sợ quá trán

Trung Quốc dùng

Muốn mua lại The New York Times - Tham vọng thiếu thuyết phục của nhà triệu phú Trung Quốc Chen Guangbiao.

Câu chuyện khá hài hước của ông trùm “buôn phế thải” Trung Quốc Chen Guangbiao muốn mua lại một trong những tờ báo lớn nhất thế giới The New York Times (Thời báo New York) thể hiện một tham vọng vô bờ bến của giới nhà giàu nước này. Ông Chen từng khiến thế giới bật cười bởi danh thiếp rất phô trương của mình với những dòng miêu tả bản thân là “Người ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc”, “Lãnh đạo tinh thần Trung Quốc”,… Ông Chen khá giống với hình ảnh một trọc phú mới nổi đang cố gắng gây sự chú ý của tất cả mọi người.

Trong khi mong muốn của ông Chen thể hiện sự thiếu đúng đắn trong tham vọng mua lại tập đoàn truyền thông lớn của Mỹ, nếu nó có thể thành hiện thực sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống xã hội Mỹ. Hiện trang The New York Times đang bị chặn ở Trung Quốc. Ông Chen từng nói rằng: “Truyền thống và phong cách của The New York Times khó có thể đảm bảo các tiêu chí của Trung Quốc. Nếu chúng ta có thể mua lại nó, chúng ta có thể thay đổi điều này”.

Sức mua của giới giàu Trung Quốc đang được thể hiện rất rõ trong doanh số bán hàng cao cấp trên thế giới. Lãnh đạo tập đoàn Dalian Wanda, người giàu thứ hai ở Trung Quốc, đã mua bức tranh Claude at Paloma của danh họa Picasso với giá 28 triệu USD – đắt gấp đôi giá ước tính mà nhà đấu giá Christie mong muốn.

Hiện chính xác đang có một làn sóng những người siêu giàu Trung Quốc đang muốn vươn ra thế giới. Những cái tên có thể điểm danh như ông trùm “buôn phế thải” Chen Guanbiao, Ma Huateng, người giàu nhất Trung Quốc và là ông chủ của Tencent – một công ty internet hàng đầu nước này, hay Li Yanhong – nhà sáng lập Baidu, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Trung Quốc.

Các công ty ở Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo chi tiêu ra nước ngoài. Lenovo mua lại bộ phận điện thoại thông minh của Google, Motorola là một ví dụ. Thỏa thuận trị giá 2,91 tỷ USD này sẽ là hợp đồng mua bán công nghệ lớn nhất của một công ty Trung Quốc trong lịch sử.

Tuy vậy, số tiền này vẫn còn rất mờ nhạt so với các khoản đầu tư ra nước ngoài của chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Trong một chuyến đi gần đây tới Trung Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết một khoản cho vay hơn 56 tỷ USD để tạo điều kiện phát triển mỏ khí và xây dựng đường ống dẫn dầu. Mức nắm giữ nợ chính phủ Mỹ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục 1.317 tỷ USD.

Trong khi đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc dự báo rằng tổng số các khoản đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi sẽ đạt 1.000 tỷ USD trong năm 2025. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư châu Phi tại Hồng Kông, Trưởng nhóm phân tích rủi ro quốc gia của ngân hàng này cho biết: "Chúng tôi có rất nhiều tiền để chi tiêu... Chúng tôi có ngân sách cho các dự án lớn. Trung Quốc có khoảng 3,5 nghìn tỷ USD tiền dự trữ. Chúng tôi sẽ dùng một phần để đầu tư ra nước ngoài”.

So sánh với Nhật Bản những năm 1980

Có một số điểm tương đồng giữa cách đầu tư hiện nay của Trung Quốc so với Nhật trong những năm 1980. Nhật Bản cách đây ba thập kỷ cũng đang ở giữa sự bùng nổ kinh tế chưa từng thấy giống Trung Quốc ngày nay, chủ yếu là do xuất khẩu.

Trung Quốc dùng

Chính phủ Trung Quốc đang dùng tiền để "mua" cả châu Phi và Trung Á.

Để đáp ứng với thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ, chính phủ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản đã đồng ý vào năm 1985 là can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm giảm giá trị đồng đô la Mỹ. Với đồng tiền mới được thúc đẩy mạnh mẽ, các công ty đa quốc gia của Nhật Bản đã mạnh tay mua sắm đồ Mỹ, mua trái phiếu kho bạc Mỹ, tài sản thương mại (bao gồm cả Trung tâm Rockefeller ở New York), và toàn bộ các công ty trên thang điểm trước đây chưa từng thấy. Đã có sự sợ hãi lan rộng về nỗi ám ảnh của người Mỹ vì sợ bị “mua”. Một số nhà bình luận lúc đó thậm chí còn cảnh báo về một “trận Trân Châu Cảng kinh tế”.

Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn điều chỉnh đồng nhân dân tệ và đang dần dần nới lỏng kiểm soát. Tiền tệ Trung Quốc hiện đang ở mức cao kỷ lục so với đồng đô la Mỹ.

Ba thập kỷ bùng nổ của Nhật Bản đã bị ngưng trệ từ năm 1991 do bong bóng tài sản. Có một số lo ngại thực tế rằng một bong bóng tương tự sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn tăng trưởng hai con số trong giá nhà đất ở hầu hết các thành phố lớn. Ở Thâm Quyến, mỗi năm giá bất động sản tăng khoảng 20% so với năm trước.

Thị trường nhà đất Trung Quốc nóng bỏng như vậy bắt nguồn từ các yếu tố đầu tư nước ngoài. Tiền đầu tư đổ về nước này, dân Trung Quốc giàu lên, các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có nhiều tiền hơn và họ không biết phải làm gì với nó. Giá trị của một căn hộ ở Bắc Kinh, một bức tranh Picasso, hoặc đô la Mỹ đều phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cách mua sắm “vung vãi” của Trung Quốc lại khác Nhật Bản những năm 1980 trong nhiều khía cạnh. Trước hết, Trung Quốc không nằm trong trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu. Chính sách đối ngoại của Bắc Kinh độc lập và mẫu thuẫn với những tham vọng đơn cực của Washington, khác biệt từ quan điểm ở Iran cho đến những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Sự hào phóng kinh tế của Trung Quốc có hiệu quả trong việc làm bạn với các nơi có lợi ích Mỹ, đặc biệt là ở Trung Á và châu Phi.

Điểm khác biệt thứ hai là tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đang rất mạnh mẽ. GDP bình quân của Trung Quốc hiện chỉ đạt 1/5 so với GDP bình quân của Mỹ. Chỉ cần Trung Quốc có thể đạt được mức GDP bằng 1/3 của Mỹ, nước này hoàn toàn có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất ban đầu và sẽ còn nhận được rất nhiều khoản đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Sức mua của Trung Quốc sẽ có ý nghĩa kinh tế, chính trị và chiến lược đối với toàn bộ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài là một chiến lược lâu dài rất quan trọng của Bắc Kinh, hiệu quả hơn nhiều so với những tranh chấp lãnh thổ để tìm cách ảnh hưởng tới thế giới. 

Xét một mặt nào đó, những lập trường táo tợn của Trung Quốc hiện nay trên các vùng biển quốc tế là để làm yên lòng dân và thu hút sự trung thành của họ. Trung Quốc đã sẵn sàng để gặt lúa trong tăng trưởng kinh tế ở châu Phi mà không cần đến bất kỳ căn cứ quân sự nào phải đặt ở lục địa này. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !