Trung Quốc ‘dỗi’, không nhận cứu trợ động đất của Nhật?
Theo tờ báo này của Hong Kong, điện chia buồn của ông Shinzo Abe đã được gửi đến Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc ngay hôm thứ 7 (20/4), cùng thời điểm với điện thăm hỏi của một số quốc gia gửi điện sớm nhất như Việt Nam, Cuba, Pháp, Nga…
“Nhật Bản sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ ở mức tối đa”, thông điệp của ông Abe gửi đến Trung Quốc viết. Nhưng cũng ngay sau đó, phía Trung Quốc đã trả lời rằng, “ở vào thời điểm này, những sự hỗ trợ của nước ngoài là chưa cần thiết và chúng tôi sẽ liên hệ với Nhật Bản ngay khi nào cần đến sự trợ giúp”.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc tuyên bố, nước này có đủ nguồn lực để khắc phục hậu quả của thiên tai và sẽ không cần đến sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
Những báo cáo ban đầu cho biết, thiệt hại từ vụ động đất này không nghiêm trọng bằng vụ đã xảy ra hồi năm 2008.
Trong lúc này, Hội Chữ thập đỏ Đài Loan cũng cho biết họ đã thành lập 20 nhóm cứu hộ và đã sẵn sàng để đến vùng bị thiên tai. Đại diện Hội Chữ thập đỏ Đài Loan còn cho biết, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đề nghị được hỗ trợ 5 triệu NDT từ các đồng nghiệp Đài Loan trước khi các nhóm cứu hộ đến Tứ Xuyên. Trong số này, 1 triệu NDT sẽ được sử dụng để mua sắm các trang thiết bị y tế và Hội Chữ thập đỏ của Trung Quốc và Đài Loan sẽ tiếp tục thảo luận để sử dụng 4 triệu NDT còn lại như thế nào.
Thông tin này đã được đăng trên tờ International Business Times của Trung Quốc đại lục dù Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc phủ nhận việc họ “xin tiền” từ Đài Loan.
Các thành phố Long Môn và Qingren là những nơi bị thiệt hại nặng nề nhất bởi trận động đất mạnh 7 độ richter này. Theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, hầu hết các ngôi nhà cao tầng tại khu vực ngoại ô thành phố Lô Sơn (Lushan) và Long Môn (Longmen) đều đã bị đổ sập. 3 thành phố khác của tỉnh Tứ Xuyên hiện vẫn bị cô lập.
Theo báo cáo của tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Trung Quốc, Lô Sơn cũng chính là thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất từ vụ động đất xảy ra hồi năm 2008.
Cho đến nay, mối quan hệ Nhật – Trung vẫn chưa thể ấm lên do các tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vẫn là tâm điểm của các cuộc đối đầu giữa 2 quốc gia mạnh nhất châu Á này.