Trung Quốc – Chưa thành cường quốc đã sa sút

Có vẻ như người Mỹ đang lo ngại rằng nước này là “cường quốc sa sút” còn Trung Quốc là “cường quốc đang lên” và sẽ vượt qua Mỹ để trở thành bá chủ toàn cầu trong tương lai không xa. Tuy nhiên, theo tác giả Robert Giles của tờ Global Post chính Trung Quốc mới là “cường quốc đang đi xuống”.

Trong thời gian vừa qua, triển vọng của Trung Quốc đang có vẻ bớt tươi sáng hơn. GDP trong quí đầu của Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức 7,7% thấp hơn mức 7,9% so với quí tư của năm 2012. Xuất khẩu chậm lại và chiến lược tăng trưởng dựa vào đầu tư củaTrung Quốc bấy lâu nay rõ ràng là chiến lược không bền vững.

Trung Quốc – Chưa thành cường quốc đã sa sút - ảnh 1
Trung Quốc hiện đang là “cường quốc đang lên” hay là “cường quốc đi xuống”?

Bắc Kinh đang hi vọng giữ cho nền kinh tế tiếp tục tốc độ tăng trưởng cao bằng cách chuyển sang “mô hình tăng trưởng” mới dựa trên cầu tiêu dùng và nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện có rất ít bằng chứng cho thấy chiến lược này có tác dụng. Thực ra, có rất ít lí do để tin tưởng rằng chiến lược chuyển đổi này sẽ thành công với hệ thống kinh tế - chính trị hiện nay của Trung Quốc.

Trong lúc “cỗ xe” Trung Quốc giảm dần tốc độ thì người Mỹ có nên thở phào nhẹ nhõm không? Không hẳn là như vậy. Điều không may là sự tụt dốc của Trung Quốc có khả năng lại không hòa bình như sự trỗi dậy của nước này.

Tình trạng tăng trưởng chậm đi đang trở thành vấn đề hiện hữu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kể từ năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc duy trì sự lãnh đạo của mình dựa trên tăng trưởng kinh tế tốc độ cao nên nếu tình trạng tăng trưởng chậm kéo dài thì họ sẽ gặp rắc rối.

Có lẽ “con bài” tốt nhất mà chính quyền Trung Quốc sẽ sử dụng là chủ nghĩa dân tộc, đưa mục tiêu bảo vệ “quê hương” lên hàng đầu. Sẽ dễ dàng hơn cho chính quyền Trung Quốc nếu đổ lỗi cho các cường quốc bên ngoài là nguyên nhân của tình trạng kinh tế yếu kém của nước này.

Trung Quốc cũng dễ dàng đưa nền kinh tế đi theo hướng phục vụ cho chiến tranh. Các thể chế chính quyền theo mô hình tập trung của Trung Quốc giúp nước này dễ dàng huy động các nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng. Việc tăng cường năng lực quân sự cũng giúp nước này giải quyết tình trạng phát triển quá nóng của các ngành công nghiệp nặng. Sản xuất vũ khí có thể là giải pháp tốt để đưa các nhà máy thiếu việc làm tiếp tục hoạt động.

Ý đồ của Trung Quốc đối với các nước láng giềng có vẻ như đã rất rõ khi nước này có quan điểm ngày càng hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp chủ quyền. Trung Quốc ngày càng leo thang căng thẳng với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, với một số quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông, và với Ấn Độ tại khu vực biên giới ở Himalaya.

Những vụ việc trên thường được diễn giải là cuộc tranh giành vì tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như tài nguyên dầu khí trên Biển Đông. Tuy nhiên, có lẽ đúng hơn đó là kết quả của chính sách đối nội của chính quyền Trung Quốc và chính sách đó cho đến nay tỏ ra rất thành công.

Tư tưởng chống Nhật của Trung Quốc đang lên cao với nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ biện pháp quân sự đối với Nhật để giành lại lãnh thổ đã mất, sửa lại sai lầm trong quá khứ và trả thù cho thời kỳ bị phát xít Nhật chiếm đóng. Chính sách khuấy động chủ nghĩa dân tộc có lẽ sẽ được chính quyền Trung Quốc sử dụng nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm chạp.

Do đó có khả năng Bắc Kinh muốn các cuộc tranh chấp không được giải quyết. Mục tiêu của chính quyền Trung Quốc là để cho dư luận nước này phân tán sự chú ý vào cái mà nước này cho là những mối đe dọa từ nước ngoài đối với an ninh quốc gia và phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Trong những năm còn lại của thập kỷ này, chính Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thành “cường quốc đi xuống”. Điều đó có nghĩa là chính sách “hành xử theo cam kết” mà Mỹ ưa chuộng sẽ không có tác dụng. Bắc Kinh sẽ không giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng bởi lẽ điều đó sẽ khiến vị thế chính trị của Đảng Cộng sản bị suy yếu.

Những sự kiện như cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Tập Cận Bình sẽ không cải thiện được mối quan hệ Mỹ - Trung do Trung Quốc phải dựa vào sự leo thang căng thẳng để đối phó với các vấn đề trong nước.

Trong bối cảnh cuộc đối thoại thượng đỉnh trên có vẻ sẽ không có hiệu quả, Hoa Kỳ nên tập trung vào bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nên tiếp tục củng cố quan hệ của mình với các đối tác trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan, những quốc gia có khả năng sẽ là mục tiêu chính của cuộc phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh.

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !