Trung Quốc chi 1,5 triệu USD cho mỗi huy chương vàng Olympics?
Trung Quốc chi 1,5 triệu USD cho mỗi huy chương vàng Olympics?
Vận động viên Tôn Dương khi về đích tại đường đua xanh |
Một người ở Thượng Hải viết trên Blog Sina: “Có gì đâu, anh ấy cho chúng ta thấy kết quả!”. Những người khác có vẻ hoài nghi hơn. “Đã đến lúc cải tổ lại hệ thống thể thao Trung Quốc rồi”.
Tờ China Real Time đã cố gắng xác nhận độ chính xác của những báo cáo, nhưng Hiệp hội bơi lội Trung Quốc hướng dẫn phóng viên gọi điện cho Tôn Dương và đội bơi đang thi đấu tại Anh, nhưng không thể liên lạc được.
Nếu lập luận này nghe có vẻ quen thuộc là bởi vì cách đây 4 năm người ta cũng đã đặt câu hỏi tương tự khi mà Trung Quốc chi 42 tỉ USD để tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008. Câu hỏi đặt ra không hẳn là việc Trung Quốc có thể chi trả cho điều đó không. Các số liệu ước đoán mới nhất cho rằng để chuẩn bị cho các kỳ Olympics và cạnh trang ngôi đầu bảng tổng sắp về số huy chương vàng, Trung Quốc đã đổ vào đó tới 3,2 nghìn tỷ USD. Thay vào đó là những câu hỏi xoáy sâu vào việc liệu Trung Quốc có thể chi tiền vào những mục tiêu tốt đẹp hơn thế không.
Đầu tuần này, Tân Hoa Xã đã tổ chức vận động thành lập mạng an sinh xã hội, sự khởi đầu cho mạng an sinh xã hội ở một quốc gia có rất ít người truy cập vào việc chăm sóc sức khỏe hoặc hỗ trợ nghỉ hưu. Trong khi đó, theo Bộ Lao động và An sinh xã hội Trung Quốc, dân số nước này đang già đi, và chi tiêu cho những người về hưu chiếm khoảng 60% nguồn chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang tự hào về những chiến thắng của các vận động viên nước mình tại Thế vận hội đang diễn ra tại Anh, việc chi tiêu tốn kém cho các vận động viên được nhiều người ủng hộ. Một người cho biết: “Vinh quang (của chiến thắng) là vô giá!”.
Nhiều nhà phê bình lại tập trung vào sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong việc đào tạo các vận động viên Trung Quốc. Một cư dân mạng khác hỏi trên Sina rằng: “Tại sao phải được đào tạo ở nước ngoài để giành huy chương vàng?”. Theo như các báo cáo tại Trung Quốc, thì khoản tốn kém nhất chi cho Tôn Dương chính là khoản tiền dùng để mời huấn luyện viên bơi lội người Úc Denis Cotterell.
Trong một bài báo đăgn hồi đầu năm nay, tờ New York Times dẫn lời ông Cotterell rằng: “Số tiền họ (Trung Quốc) đề nghị trả cho tôi trong một tháng đủ để tôi sống trong một năm”.
Đó chính là một trong những chiếc chìa khóa để đội tuyển bơi lội Trung Quốc thành công tại Thế vận hội năm nay khi mà Tôn Dương và Diệp Thi Văn giành được huy chương vàng, cả hai vận động viên này đều được đào tạo tại Úc. Ông Cotterell-chuyên gia về những cự li dài-đã hướng dẫn cho Tôn Dương, còn Ken Wood-người từng đoạt huy chương tại Olympic-huấn luyện cho Diệp Thi Văn.
Sau Olympics Sydney 2000, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng và thi hành "Dự án 119" với mục tiêu đưa Trung Quốc lên đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại các kỳ Olympics, trong đó chú trọng đầu tư cho các môn thi đấu như bơi lội, thể dục dụng cụ và cử tạ.
Trong khi đó, đội tuyển bơi lội của Mỹ không được chính phủ tài trợ, mà chỉ dựa vào sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân.
Hòa Phong