Trung Quốc ảnh hưởng tới kinh tế thế giới thế nào?

Trước câu hỏi “Liệu nền kinh tế Trung Quốc có “hạ cánh cứng” hay không?”, ông Xu Shaoshi - Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc khẳng định, điều này sẽ hoàn toàn không xảy ra.
Trung Quốc ảnh hưởng tới kinh tế thế giới thế nào? - ảnh 1

Trung Quốc ảnh hưởng tới kinh tế thế giới thế nào?

Ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tới toàn cầu

Kể từ khi bắt đầu chính sách mở cửa trong 30 năm gần đây, Trung Quốc đã thu hút đầu tư nước ngoài rất lớn. Sau đó họ gia nhập WTO để xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ. Đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi Trung Quốc đã tích lũy đủ tài sản và ảnh hưởng của mình họ bắt đầu tiến hành đầu tư chiến lược nhằm chiếm các nguồn tài nguyên và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Dù trong nhiệm vụ này họ thất bại nhiều hơn thành công nhưng dòng vốn khổng lồ từ Trung Quốc trở thành sức mạnh đáng kể.

Theo nhiều quan điểm khác nhau, Trung Quốc đã đem lại cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Hàng hóa giá rẻ do nước này sản xuất vào thập kỷ 90 của Thế kỷ trước thực sự mang lại lợi ích cho người tiêu dùng trong 7-8 năm liền.

Nhưng kể từ giữa năm 2005 các sản phẩm Trung Quốc độc hại và kém chất lượng dẫn đến việc tẩy chay và mất niềm tin vào các công ty Trung Quốc.

Các loại đồ chơi nguy hiểm có hàm lượng chì cao, sau đó là sữa bột nhiễm melamine, thuốc trừ sâu và những chất độc hại khác trong ngành dệt may, sản phẩm thuộc da, rồi tới thạch cao và các chất độc hại khác có trong các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.

Nước này trở thành đối tượng thường xuyên bị khiếu nại lên WTO. Kết quả là Mỹ quyết định tạo ra Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm kìm chế Trung Quốc và thành lập một tổ chức thương mại quốc tế khác.

Từ năm 2009, Trung Quốc không còn là công xưởng của Thế giới, mà trở thành “xưởng in tiền” lớn trên toàn cầu. Đến năm 2012 khi chiến lược in thêm tiền ngừng hoạt động, Trung Quốc đã có 9,83 tỷ m2 bất động sản không được sử dụng và hàng chục ngành trong tình trạng sản xuất thặng dư.

Trung Quốc muốn mở rộng hợp tác thương mại với 30 nước trên Thế giới. Nhưng hiện nay các quốc gia này đang trong thời kỳ chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Kết quả, Trung Quốc không còn là nhà nhập khẩu nguyên liệu chính và làm chậm lại sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Không thể khẳng định Trung Quốc hiện đang kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống, nhưng giấc mơ rằng nước này sẽ thành động lực cho nền kinh tế toàn cầu đã tiêu tan hoàn toàn.

Trung Quốc ảnh hưởng tới kinh tế thế giới thế nào? - ảnh 2

Ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc tới toàn cầu (Ảnh minh họa).

Dòng vốn và thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản Trung Quốc ảnh hưởng gián tiếp đến toàn cầu. Gần đây giá bất động sản tại Bắc Kinh và Thâm Quyến tăng vọt. Giá một ngôi nhà tại Thâm Quyến lên đến 14 tỷ Nhân dân tệ (2,4 tỷ USD) gần bằng với giá trị của sân bay Thâm Quyến (14,8 tỷ Nhân dân tệ).

Tại sao giá bất động sản lại tăng mạnh đến vậy? Vì người Trung Quốc duy trì mức giá cao khi đưa tài sản ra khỏi thị trường bất động sản hoặc khi đưa tiền ra nước ngoài. Dòng vốn từ thị trường bất động sản Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới toàn Thế giới.

Theo cuốn “Toàn cầu hóa doanh nghiệp Trung Quốc 2015”, đầu tư nước ngoài của các công ty bất động sản Trung Quốc năm 2013 đạt 22 tỷ USD. Đến năm 2014 con số này đã tăng lên 40 tỷ USD, trong đó 28,6 tỷ USD là đầu tư vào thị trường Mỹ.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn như thế đã ảnh hưởng tới toàn cầu. Vậy các dòng tiền được đưa tới đâu? Phần được sử dụng để đầu tư chủ yếu tập trung vào thị trường bất động sản, khiến giá bất động sản toàn Thế giới gia tăng.

Trong bài viết của tuần báo Caijing, người giàu Trung Quốc hiện đang mua bất động sản tại hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên Thế giới, trong đó có Anh, Úc và Dubai.

Năm 2009 người Trung Quốc sở hữu khoảng 20.000 m2 tài sản tại đảo Jeju, Hàn Quốc. Đến cuối tháng 4/2015 con số này đã tăng lên 11,75 triệu m2 – tăng gấp 600 lần trong vòng 6 năm.

Tiền được in ra tại Trung Quốc bay vòng quanh khắp Thế giới. Giá bất động sản ở Trung Quốc từ lâu đã vượt ra khỏi giá trị thực của nó. Một căn hộ với diện tích 150 m2 ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải và Thâm Quyến có giá 6 triệu nhân dân tệ (920,000 USD).

Với số tiền đó bạn có thể mua một ngôi nhà có diện tích lớn gấp 3 lần với đầy đủ sân vườn và hồ bơi ở bất kỳ thành phố nào tại Mỹ (trừ San Francisco và Manhattan).

Thực tế Trung Quốc không còn mua nguyên liệu với số lượng lớn nữa, cũng không gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu. Nhưng việc giới nhà giàu Trung Quốc mua bất động sản tại các quốc gia khác nhau đang tạo ra bong bóng trên thị trường bất động sản Thế giới.

Kết quả khiến những người dân địa phương không thể mua nổi nhà ở và quốc gia đó trở nên “bần hàn”. Vậy quá trình này có thể coi là gì nếu không phải là “kìm hãm nền kinh tế thế giới”?

*“Hạ cánh cứng”, theo tác giả là thuật ngữ phản ánh tình huống xảy ra khi nền kinh tế một nước nhanh chóng chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp, và sau đó là suy thoái. Tình huống này thường xảy ra khi chính phủ nước đó cố gắng cắt giảm thâm hụt ngân sách và kiểm soát nợ công.  

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “người quan sát kinh tế”.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !