Trừng phạt Hàn Quốc, Trung Quốc đang tự hại chính mình

Quyết định trừng phạt kinh tế mà Trung Quốc nhắm tới Hàn Quốc sau khi Seoul đồng ý để Washington triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), đang hại chính Bắc Kinh và cũng không thể khiến Seoul thay đổi quan điểm.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã có nhiều biến chuyển tích cực song việc Seoul đồng ý để Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ lực lượng tên lửa của Triều Tiên, lại đang khiến Bắc Kinh bực mình. Theo Japan Times, đây cũng chính thời cơ để Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng khi Bắc Kinh tự tay trao Seoul cho Washington. 

Sau cuộc chiến liên Triều từ năm 1950 – 1953, Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992. Tới nay, Trung Quốc hợp tác làm ăn với Hàn Quốc nhiều hơn cả Mỹ và Nhật Bản cộng lại. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị giữa Bắc Kinh và Seoul chịu tác động khá lớn từ tham vọng phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. 

Trừng phạt Hàn Quốc, Trung Quốc đang tự hại chính mình - ảnh 1

Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ là một phần nguyên nhân khiến quan hệ Mỹ - Hàn rơi vào căng thẳng.

Dù được xem là đồng minh lâu đời nhưng những hành động khiêu khích của Triều Tiên khiến Trung Quốc không khỏi lo lắng. Do đó, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã lựa chọn phương án cải thiện quan hệ với Seoul. 

Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc lo ngại rằng nếu như Bắc Kinh đưa ra những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Triều Tiên như cắt nguồn cung năng lượng và viện trợ lương thực, chính quyền Bình Nhưỡng sẽ rơi vào cảnh bất ổn, kéo theo nạn di cư, xung đột và cả chiến tranh hạt nhân ngay sát biên giới Trung Quốc. Về phần mình, để đối phó trước nguy cơ bùng nổ xung đột với Triều Tiên, Hàn Quốc đã trở thành đồng minh quân sự của Mỹ đồng thời để Washington triển khai quân đội và vũ khí tới quốc gia. 

Sự quan ngại về mối đe dọa từ lực lượng tên lửa của Triều Tiên đã lên tới đỉnh điểm khi hồi năm ngoái, Hàn Quốc đồng thuận để Mỹ triển khai THAAD. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ cũng như đe dọa có biện pháp đáp trả Mỹ - Hàn trước quan ngại THAAD do thám lực lượng tên lửa của Trung Quốc.

Hiện tại, Bắc Kinh đang đưa ra những biện pháp trừng phạt Seoul khi nhắm tới mối quan hệ thương mại và văn hóa giữa hai nước. Cụ thể, Trung Quốc cấm đưa du khách đại lục tới Hàn Quốc cũng như cấm các đài truyền hình trong nước phát chương trình và nhạc Hàn Quốc. Ngay cả chương trình biểu diễn của các nhóm K-pop ở Trung Quốc cũng bị hủy bỏ. Trong khi đó, khách hàng Trung Quốc cũng bắt đầu tẩy chay các mặt hàng mỹ phẩm của Hàn Quốc. Các tin tặc Trung Quốc thì tấn công vào trang web của LOTTE, tập đoàn khổng lồ đã chuyển giao đất cho chính phủ Hàn Quốc để Mỹ triển khai THAAD. 

Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc vẫn không thể khiến Hàn Quốc thay đổi quan điểm. Thậm chí, sau khi Tổng thống Park Geun Hye bị phế truất, quyền Tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn đã khẳng định Seoul vẫn giữ nguyên kế hoạch triển khai THAAD. 

Trong khi đó, theo ông Doug Bandow, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Cato nhận định quyết định trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đang tạo cơ hộ cho Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng ở Hàn Quốc trong khi Bắc kinh "thiệt cả đôi đường". Cụ thể, việc Trung Quốc cấm tổ chức các chuyến tham quan đưa du khách đại lục sang Hàn Quốc chỉ có thể gây ảnh hưởng kinh tế cho người dân hai nước chứ không thể tạo tác động với chính quyền Soeul. Còn lâu nay, Mỹ vẫn luôn lo ngại Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng và chiếm thế áp đảo ở Hàn Quốc. Thì nay, chính Trung Quốc đang tự rút lui đồng thời dâng Hàn Quốc cho Mỹ. 

Ngoài ra, để giải quyết vấn đề Triều Tiên, Bắc Kinh - Seoul - Washington nên cùng nhau hợp tác để gây áp lực lớn hơn, buộc Bình Nhưỡng từ bỏ hạt nhân. Cũng theo ông Bandow, chỉ có hợp tác, Trung – Hàn mới có thể thúc đẩy ổn định và hòa bình trong khu vực. Hai nước càng sớm bắt tay, kết quả tốt đẹp càng đến sớm, ông Bandow nhấn mạnh. 

Còn theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), quân đội Trung Quốc quyết định sẽ triển khai hệ thống chống radar trước khi Hàn Quốc hoàn thành lắp đặt THAAD. 

Hôm nay (14/3), SCMP dẫn lời cựu phó Tư lệnh quân khu Nam Kinh, ông Wang Hongguang, cho hay Bắc Kinh thừa biết không thể ngăn chặn Seoul triển khai THAAD nên đã chuẩn bị phương án đối phó.

Theo ông Wang, Trung Quốc không thể mạo hiểm chờ đợi việc Tổng thống Hàn Quốc tiếp theo sẽ thay đổi chính sách và thu hồi quyết định triển khai THAAD. Bởi các bộ phận đầu tiên của THAAD đã được Mỹ đưa tới căn cứ không quân Osan hồi tuần trước. Ông Wang còn nhấn mạnh Bắc Kinh đã có biện pháp tại chỗ để vô hiệu hóa radar của THAAD.

"Chúng tôi sẽ hoàn tất việc triển khai hệ thống chống radar trước khi THAAD được đưa vào vận hành. Không cần phải mất hai tháng chờ đợi trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống mới tại Hàn Quốc. Trung Quốc đã có sẵn thiết bị đối phó THAAD và giờ là lúc di chuyển tới vị trí lắp đặt", ông Wang nói. 

Trong khi đó, nhà bình luận Yue Gang cho rằng Trung Quốc có khả năng phá hủy cũng như vô hiệu hóa THAAD. "Việc phá hủy THAAD chỉ nên là lựa chọn khi xảy ra chiến tranh xảy ra", SCMP dẫn lời ông Yue nhấn mạnh. 

Theo ông Yue, vị trí lý tưởng để bố trí thiết bị chống radar của Trung Quốc là bán đảo Sơn Đông nằm ở bờ biển phía đông và đối diện với Hàn Quốc.

Còn theo chuyên gia Fu Qianshao thuộc Không quân Trung Quốc,  Bắc Kinh có thể điều động các máy bay không người lái hoặc có người lái bay tới gần THAAD để can thiệp bằng các tín hiệu radar. Và mọi lực lượng vũ trang của Trung Quốc đều có khả năng này.

Trong khi đó, ông Wang Hongguang nhấn mạnh THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc chỉ là một phần trong mối quan ngại của Trung Quốc. Bởi trong tương lai, Mỹ có thể triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại hơn ở Nhật Bản, Singapore, Philippines và cả Đài Loan.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !