Trump sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine?
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh quốc gia từng thuộc Liên Xô lo ngại rằng ông Trump đang xây dựng quan hệ hòa hảo với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Một số người cho rằng tình trạng xung đột ở miền Đông leo thang là do quyết định trên của Tổng thống Mỹ.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có mong muốn xây dựng quan hệ với Nga. |
Có thể nói rằng hi vọng Mỹ sẽ đảm bảo cam kết của mình với Ukraine của Tổng thống Petro Poroshenko đang dần biến mất.
“Chúng tôi sẽ làm việc với Ukraine, Nga và tất cả các bên liên quan để khôi phục tình trạng hòa bình tại khu vực có xung đột”, Nhà Trắng dẫn lời ông Trump.
Về phía Ukraine, ông Poroshenko vẫn bày tỏ cái nhìn lạc quan về vấn đề này. Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, “các bên đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình trạng bạo lực leo thang ở miền Đông Ukraine cũng như sự đi xuống của tình hình nhân đạo tại đây”. Họ cũng nói thêm rằng Tổng thống Ukraine và Nga “đều ủng hộ tăng cường đối thoại trên nhiều cấp độ với chính quyền Hoa Kỳ mới”.
Phát biểu trên cũng được đưa ra sau khi ông Trump có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Putin vào ngày 28/1, một cuộc hội đàm được cả hai bên công nhận là mang tính xây dựng.
Quân nổi dậy miền Đông Ukraine cũng đồng ý rằng một lệnh ngừng bắn được thực thi, đồng thời các loại vũ khí hạng nặng ở thành phố Avdiivka (vùng Donetsk, Ukraine) của quân chính phủ phải được rút lui. Tuy nhiên cho đến nay cuộc xung đột vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi các xe tăng trên vẫn chưa được rút khỏi chiến trường.
Phía quân đội Ukraine khẳng định một binh sĩ của họ đã chết trong khu vực, trong khi đó một thủ lĩnh quân nổi dậy đã chết trong một vụ đánh bom xe hơi được cho là do bất đồng nội bộ.
Lời kêu gọi rút vũ khí hạng nặng khỏi chiến trường được đưa ra sau những báo cáo của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Hiệp ước hòa bình Minsk được ký kết vào tháng 2/2015, trong đó nêu ra các bước cụ thể nhằm chấm dứt cuộc xung đột miền Đông Ukraine, hiện được coi là cuộc chiến đẫm máu nhất diễn ra tại châu Âu kể từ sau chiến tranh vùng Balkan trong thập niên 1990.
Từ đó đến nay, hiệp ước này liên tục bị phá vỡ. Điều này đã khiến các bên liên quan bị cảnh báo rằng họ phải đảm bảo “tuân thủ chặt chẽ đối với những điều kiện nêu ra trong thỏa thuận ngừng bắn”.
Cuộc xung đột miền Đông Ukraine nổ ra sau khi Ukraine xảy ra một cuộc đảo chính vào tháng 2/2014, khiến lãnh đạo thân Nga của nước này bị lật đổ. Tình trạng căng thẳng ở Ukraine đã khiến bán đảo Crimea đồng ý sáp nhập vào Nga.
Nga hoàn toàn phủ nhận có liên quan đến cuộc xung đột, đồng thời chỉ trích Mỹ đứng đằng sau cuộc biểu tình lớn kéo dài 3 tháng, biến Ukraine hướng về phía phương Tây.