Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”

Chỉ sau một vụ phóng tên lửa thất bại, các nhà phân tích chính trị thế giới đã “giải mã” được khá nhiều điều bí ẩn về Triều Tiên, về nhân vật đang “buông rèm nhiếp chính” cho chính quyền Kim Jong-un hay về quan điểm của Triều Tiên đối với đồng minh Trung Quốc.

Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”

Dưới đây là bài phân tích của Yuriko Koike – cựu cố vấn cấp cao về Quốc phòng và An ninh quốc gia của Nhật Bản. Bài viết phần nào cho thấy những kết quả giải mã Triều Tiên của thế giới. Infonet xin được giới thiệu đến độc giả bài viết này.

Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”

7:39 sáng ngày 13/4/2012, bất chấp sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế, Triều Tiên vẫn quyết định tiến hành vụ thử tên lửa mà họ gọi là “vụ phóng vệ tinh”. Tuy nhiên, chỉ sau vài phút rời khỏi bệ phóng, tên lửa của nước này đã vỡ tan và rơi xuống một vùng biển gần đó.

Thông thường, giới chức Triều Tiên sẽ tuyệt đối im lặng, giữ thái độ tảng lờ sau những hồi kết không tốt đẹp như lần này. “Thất bại” vốn là từ không được phép có mặt trong từ điển của chính quyền Triều Tiên nên không thể nào có chuyện báo cáo, công bố hay họp bàn gì về các thất bại. Các kênh truyền thông quốc gia luôn luôn tìm cách che lấp mọi sự kiện thất bại bằng những khúc nhạc thể hiện lòng yêu nước và những lời khoa trương về thành tựu tuyệt vời của chế độ cầm quyền Triều Tiên mang lại cho nhân dân.

Lần đầu thừa nhận thất bại

Nhưng lần này mọi chuyện đã bắt buộc phải diễn tiến khác đi, thất bại của vụ thử đã để lại những hậu quả nặng nề đối với chính trường Triều Tiên. Theo dự đoán của giới truyền thông quốc tế, trong những ngày tới đây sẽ có rất nhiều việc xảy ra trong nội bộ Triều Tiên. Hiển nhiên, các nhà khoa học và các kỹ sư có tham gia vào suốt quá trình phát triển tên lửa là tiến hành vụ thử sẽ bị truy cứu trách nhiệm và không loại trừ khả năng bị trừng phạt.

Sở dĩ Triều Tiên không thể che giấu thất bại lần này vì chính quyền Triều Tiên trước đó đã mời rất nhiều các hãng thông tấn quốc tế đến tham dự sự kiện này nhằm hợp lý hóa, minh bạch hóa vụ thử tên lửa và cố gắng chứng minh rằng đó là một vụ “thử vệ tinh vì mục đích hòa bình” chứ không phải một vụ thử vũ khí.

Để kiến tạo lòng tin, giới chức Triều Tiên thậm chí đồng ý cho các nhà báo nước ngoài được theo dõi trực tiếp từ trong phòng điều khiển vụ thử. Thất bại là điều không thể che giấu hay quanh co phủ nhận nên chính quyền Triều Tiên không còn con đường nào khác ngoài cách thừa nhận.

Đó có thể được coi là nguyên nhân của sự rầu rĩ hằn trên khuôn mặt lãnh đạo Triều Tiên mới, Kim Jong-un, trong buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung). Tuy nhiên, dân chúng Bình Nhưỡng vẫn được “mớm” để trả lời bất cứ hãng truyền thông quốc tế nào khi được hỏi về biến cố trên rằng “thất bại là mẹ của thành công”.

Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”

Vụ phóng tên lửa lần này cũng được cho là "di sản" của người cha Kim Jong-il cho chính quyền của

Kim Jong-un.

Vụ thử tên lửa vốn được nhiều người cho là “tài sản kế thừa” chính quyền Kim Jong-il, người có một niềm tin mãnh liệt rằng Triều Tiên muốn sống sót được nhất định phải phát triển thành công các loại vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh - hóa. Có thể coi vụ thử thực chất là hành động tiếp tục phát triển vũ khí kể từ sau những vụ thử năm 2006 và 2009.

Tuy nhiên, sau các vụ thử trong quá khứ, các nguyên tố phóng xạ như Krypton-85 hay Xenon-135 không được tìm thấy trong không khí, điều đó cũng giống như vụ thử gần đây được Triều Tiên gọi là “vụ thử vệ tinh” và không ai có thể điều tra hay kết tội gì thêm vì tên lửa đã vỡ vụn và rơi xuống biển. Cứ theo tiến trình ấy, một vụ thử mới sẽ sớm được tiến hành.

Lộ diện “đạo diễn” thực sự

Vụ thử gần đây thực sự là một thất bại an ninh lớn của Triều Tiên trong khi Hàn Quốc cuối cùng đã tìm ra được “trật tự hành động” của Triều Tiên. Những chỉ thị trên được cho là xuất phát từ Kim Kyong-hui, em gái của cố Chủ tịch Kim Jong-il, người giữ một vai trò rất quan trọng trong việc điều hành và quản lý các vấn đề trong gia tộc Kim và các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.

Truyền thông quốc tế vốn thường nhắc đến Kim Kyong-hui với vai trò là vợ của quan chức cấp cao Jang Sung-taek, nhưng trên thực tế, với cương vị là em gái Kim Jong-il, Kim Kyong-hui nắm quyền lực rất lớn, nhất là sau cái chết của người anh trai. Trong số 232 thành viên của Ủy ban tang lễ Kim Jong-il, bà này đứng thứ 14, chồng bà xếp thứ 19, bà cũng thường được xếp thứ hạng cao hơn chồng trong các nghi thức ngoại giao. Rõ ràng, việc đề cử Jang Sung-taek lên nắm quyền Tổng tham mưu là quyết định của Kim Kyong-hui.

Vấn đề của Kim Kyong-hui là thể trạng yếu do việc lạm dụng rượu suốt nhiều năm qua. Hơn nữa, Kim Kyong-hui là một người có tính đồng bóng và tự cao cho dù Kim Jong-il đã từng rất nỗ lực hạn chế những điểm này. Do sức khỏe yếu, không ai biết bà còn có thể cố vấn cho Kim Jong-un trong bao lâu. Hiện nay, xung quanh Kim Jong-un toàn là các cố vấn quân sự già nua từ thế hệ trước trong khi Kim cần những cố vấn gần với thời đại của mình hơn. Đáng tiếc, điều kiện đó nằm ngoài tầm tay của Kim Jong-un.

Triều Tiên: “Không thể bị Trung Quốc điều khiển”

Cần phải đề phòng Trung Quốc

Trước khi Kim Jong-il qua đời ông đã di huấn lại rằng Triều Tiên cần xây dựng ít nhất 3 lò phản ứng hạt nhân. Kim Jong-il cũng đồng thời cảnh báo về Trung Quốc, cho dù Trung Quốc là đồng minh lớn thân cận nhất của Triều Tiên, Trung Quốc chính là nước mà Triều Tiên phải đề phòng nhiều nhất. Triều Tiên, ông nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được để mình bị điều khiển bởi Trung Quốc.

Khi Kim Il-sung qua đời năm 1994, Kim Jong-il đã dựa vào những di huấn của cha mình để củng cố quyền lực. Rõ ràng, không có cách nào hiểu được những ý tưởng và chiến lược của Kim Jong-il nếu không nhìn thấy sự ảnh hưởng từ người cha Kim Il-sung lên ông.

Và tiếp tục như thế, rất có thể “10 nguyên tắc để xây dựng Hệ thống một tư tưởng” (Ten Principles for the Establishment of the One-Ideology System) của Kim Jong-il sẽ trở thành cương lĩnh, chỉ thị quy định những thiết chế cơ bản trong chế độ mới do Kim Jong-un đứng đầu.

Phan Vinh

Tổng hợp

Tổng hợp

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !