Triều Tiên: Đề nghị đối thoại song song với đe dọa chiến tranh
Cuộc đàm phán cấp chuyên viên giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc vào hôm 10.6 |
“Chúng tôi sẽ đáp ứng mọi cuộc đối thoại ở bất kỳ cấp độ nào, song phương hoặc đa phương”, Đại sứ Sin Son-ho nói trong một cuộc họp báo hiếm hoi ở New York về các cách xử lý của Triều Tiên và mối quan hệ với Mỹ.
Ông Son cũng nói bóng gió rằng cuộc đối thoại liên Triều là không thể, trừ khi Hàn Quốc thu hẹp các điều kiện tiên quết của họ.
Hàn Quốc và Triều Tiên gần đây đã tổ chức một cuộc hội đàm cấp cao lần đầu tiên sau 6 năm gián đoạn. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ bởi những tranh cãi xung quanh cấp bậc của các đại biểu dẫn đầu tham gia.
Ban đầu, Hàn Quốc muốn Triều Tiên cử đại diện là Kim Yang-gon, người đứng đầu Mặt trận Thống nhất và là Thư ký của Đảng Lao động Triều Tiên. Ông này được biết đến như là một trong những quan chức có ảnh hưởng nhất của Triều Tiên về các vấn đề liên Triều. Tuy nhiên, Triều Tiên đã cử một quan chức có chức danh thấp hơn so với quan chức chính thức mà phía Hàn Quốc đã cử đến.
Tại buổi họp báo ở trụ sở Liên Hợp Quốc, Đại sứ Sin đã nhắc lại mối đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng cùng với một lời đề nghị đối thoại điển hình. Ông cho biết một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu phía Mỹ tiếp tục tham gia vào mối quan hệ liên Triều. Bình Nhưỡng luôn cho rằng Mỹ có chính sách thù địch đối với Triều Tiên, ngụ ý đề cập đến các biện pháp trừng phạt kinh tế và việc quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc như là một hệ quả của chiến tranh.
Ông Sin cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thay thế Hiệp định đình chiến Chiến tranh liên Triều bằng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định. Hai miền Triều Tiên vẫ ở trong tình trạng chiến tranh kể từ khi cuộc chiến năm 1950 – 1953 kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức. Tuần tới sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ 63 chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Triều Tiên đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán hạt nhân, nhưng nước này sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân khi mà các mối đe dọa từ Mỹ vẫn tiếp tục. Các phái viên cho biết thêm rằng Bình Nhưỡng đang tìm kiếm các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí lẫn nhau chứ không chỉ đơn phương giải trừ hạt nhân ở riêng đất nước mình.
Gần đây, Bình Nhưỡng luôn đe dọa nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên khi liên tiếp đưa ra các mối đe dọa quân sự. Triều Tiên đã nhận được sự khích lệ đặc biệt kể từ sau vụ phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12/2012 và vụ thử hạt nhân lần thứ Ba vào tháng Hai vừa qua thành công.
Tại Bắc Kinh, một nhà ngoại giao Triều Tiên hàng đầu cũng cho biết nước ông hoan nghênh bất kỳ loại của các cuộc đàm phán hạt nhân. Trong một cuộc họp với Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan nhấn mạnh rằng việc thực hiện một bán đảo phi hạt nhân là mong muốn của các cố lãnh đạo Kim Il-sung và Kim Jong-il.
“CHDCND Triều Tiên hy vọng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể được nới lỏng, (Ông Kim Kye-gwan) cho biết, lưu ý rằng Triều Tiên sẽ duy trì các cuộc đối thoại trong giải quyết vấn đề hạt nhân và hoan nghênh mọi hình thức đàm phán, bao gồm cả các cuộc đàm phán sáu bên”, tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã dẫn lời của ông Kim.
Các cuộc đàm phán sáu bên đã bị đình trệ trong hơn bốn năm. Trước đó, các cuộc đàm phán được tổ chức có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ. Các thành viên khác là Nhật Bản và Nga.