Triều Tiên đang 'khai tử' kinh tế bao cấp
Triều Tiên đang 'khai tử' kinh tế bao cấp
Triều Tiên nổi giận vì bị báo Úc gọi là “hư đốn”
Đệ nhất phu nhân Triều Tiên dùng túi xách Dior?
Kim Jong-un thăm đơn vị quân đội, "răn đe" tập trận chung Mỹ-Hàn
Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên đang có dấu hiệu cải cách kinh tế. |
Một nguồn tin cũng cho biết Triều Tiên đang tiến hành áp dụng một hệ thống quản lý kinh tế mới theo chỉ đạo mà nhà lãnh đạo nước này Kim Jong Un tuyên bố hôm 28/6.
Nguồn tin từ tỉnh Ryanggang ở phía đông bắc Triều Tiên cho biết chính quyền đang cử các hướng dẫn viên đến các địa phương để giải thích về các biện pháp kinh tế mới của nhà nước.
Một nguồn tin khác từ tỉnh Bắc Hamgyeong cho biết Triều Tiên đã chấm dứt chế độ biên chế nhà nước đối với công nhân và chỉ dành lại biên chế cho các công chức hành chính và các nhân viên khối giáo dục và y tế.
Theo kế hoạch ngày 28/6, các doanh nghiệp và nhà máy có quyền “tự chủ” trong việc lựa chọn sản phẩm, các phương thức bán hàng và giá cả. Đây là bước thay đổi quyết liệt từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Nông dân cũng sẽ được phép hưởng 30% hoa lợi của mình trong khi trước đây toàn bộ hoa lợi phải giao cho nhà nước để phân phối.
Đài RFA của Mỹ nhận định rằng Triều Tiên “đã thực sự từ bỏ chính sách kinh tế kế hoạch hóa”.
“Đặc biệt là, cơ chế mới giúp các doanh nghiệp tự giải quyết các vấn đề của mình về trang thiệt bị sản xuất, nguyên liệu thô và nhiên liệu vì giờ họ có thể giao dịch độc lập với các nhà máy, hầm mỏ và nhà máy điện khác”, một nguồn tin nói.
Một quan chức Hàn Quốc ở Seoul cho biết có vẻ các biện pháp mới đang được tiến hành từng phần chứ không tiến hành đồng loạt.
Động thái trên của Triều Tiên làm dư luận hi vọng dưới thời lãnh đạo của Kim Jong Un nền kinh tế nước này sẽ chuyển sang cơ chế thị trường.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hàn Cho Tai-young cho biết chính phủ Hàn Quốc “hi vọng Triều Tiên sẽ thật lòng thực hiện cải cách và mở cửa”.
Trong những tháng vừa qua, Triều Tiên phải hứng chịu trận hạn hán kỷ lục và sau đó là trận lũ lụt lớn. Giá cả các nhu yếu phẩm tăng cao và Triều Tiên đang thiếu điện và lương thực. Nguồn lương thực của đa số người Triều Tiên là dựa vào nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ.
Lê Dung