Triều Tiên – “con cờ” lật đổ thế kiềng ba chân ở châu Á?

Trung Quốc đã từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh trong năm nay với Nhật Bản và Hàn Quốc theo dự kiến sẽ diễn ra vào một thời điểm có tính chất thể hiện sự cố gắng giải quyết mối bất hòa cho cả ba nước.

Mặc dù châu Á là khu vực năng động nhất thế giới hiện nay, nó có một số lượng quá ít ỏi các cơ chế để giải quyết hay giảm thiểu những tranh chấp quốc tế - điều đang ngày càng gia tăng căng thẳng trong khu vực. Vì thế, các hội nghị thượng đỉnh cung cấp hy vọng thực sự cho việc tạo ra một cuộc đối thoại được thể chế hóa cho bộ ba nước lớn của vùng đông bắc châu Á. Việc Trung Quốc không sẵn sàng tham gia trong năm nay biểu hiện một hiện trạng không hề khả quan cho tương lai ổn định của khu vực.

Triều Tiên – “con cờ” lật đổ thế kiềng ba chân ở châu Á? - ảnh 1

Hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường là dịp để các nước cùng nhau đưa ra được các thỏa thuận để cải thiện mối quan hệ của họ với nhau, bất chấp khó khăn có thể xảy ra. Nhưng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, do vướng mắc vào thời điểm căng thẳng ngày càng tăng giữa cả ba nước, ba nhà lãnh đạo có thể bị thu hẹp tầm nhìn tại lúc này để tìm kiếm nâng cao sự ổn định chiến lược trên toàn Đông Bắc Á. Thêm vào đó, các căng thẳng có khả năng tiếp tục dai dẳng kéo dài.

Bước đầu tiên trong việc đưa quan hệ trên về một nền tảng ổn định hơn là mỗi nhà lãnh đạo phải thừa nhận - và nhấn mạnh cho công dân của họ - sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của ba nền kinh tế. Thương mại, đầu tư, và dây chuyền sản xuất hiện tại có sự gắn kết giữa Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc trong những cách mà không ai có thể tưởng tượng cách đây 20 năm.

Giống như lịch sử châu Âu từ năm 1945 đã chứng minh, lợi ích kinh tế được chia sẻ có thể cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc xây dựng cả an ninh khu vực, và mở ra một trang lịch sử mới.

Hơn nữa, mối đe dọa lớn nhất của khu vực - kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên – hiện đang gây nguy hiểm cho cả ba nước. Trong khi các mối đe dọa có thể không ảnh hưởng đến họ như nhau, không ai có thể đủ khả năng để chống đỡ một sai lầm dù là nhỏ nhất. Vì vậy, thậm chí lợi ích an ninh có thể là tác nhân quan trọng để thúc đẩy hợp tác lớn hơn, nếu các nhà lãnh đạo của các nước thảo luận và phát triển một phương pháp sẽ được phổ biến rộng rãi.

Tuy nhiên, nghịch lý buồn là khi mà sự hội nhập kinh tế giữa Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc đang ngày càng sâu sắc thêm, và thậm chí là nguy cơ bảo mật của họ đã đôi khi sáp nhập, thì quan hệ ngoại giao của họ đang ngày càng xấu đi. Tất nhiên, không ai hoàn toàn có thể giao sự an toàn của mình cho những người khác. Liên minh Nhật Bản và Mỹ có lẽ là lần duy nhất trong lịch sử khi mà một cường quốc châu Á đã làm điều đó. Mỗi quốc gia chắc chắn sẽ theo đuổi - và tìm kiếm các cách thức để đảm bảo lợi ích riêng của mình.

Nhưng điều đó không có nghĩa xung đột là không thể tránh khỏi. Ở châu Á ngày nay, không thể quản lý những tham vọng của đối thủ thông qua quyền bá chủ, mở rộng diện tích quốc gia của các nước liên quan và cấu trúc các liên minh của họ. Vì vậy, cả ba quốc gia phải học cách sống chung với nhau một cách thân thiện.

Nỗi lo sợ an ninh quốc gia

Đây là bước đầu tiên là tương đối đơn giản: cả ba quốc gia phải cung cấp một khối lượng lớn tiền tài để chi tiêu vào tính toán ngoại giao và lo ngại an ninh quốc gia của những nước khác. Họ cũng cần phải thừa nhận rằng lời nói và hành động nhằm vào công chúng trong nước, không ít hơn so với chính sách thực tế, có thể gây ra sự nghi ngờ.

Thật không may, các thế lực lớn tại cả ba quốc gia cho rằng cuộc đua làm chủ khu vực khiến cho những lời nói về sự hợp tác không chỉ ngây thơ, mà còn lỗi thời. Một số nhà tư tưởng chiến lược của Nhật Bản và Hàn Quốc tin rằng Trung Quốc có ý định không chỉ buộc Mỹ phải rời khỏi vị trí như là sức mạnh hàng đầu châu Á, mà còn trên cả sự thống trị kinh tế của khu vực. Họ nhìn thấy một Trung Quốc đang tìm cách thiết lập lại chính nó như là quốc gia ngồi trên ngôi vua, các nước láng giềng sẽ trở thành các quốc gia chư hầu và triều cống.

Trong khi năng lực quân sự của Trung Quốc chưa bắt kịp được với Mỹ, hiện nay, quân đội nước này đang được xây dựng để trở nên lớn mạnh, bởi vì Trung Quốc xem đó là cách để phủ nhận lợi thế quân sự của Mỹ. Nếu Trung Quốc thành công, các nước láng giềng - các quốc gia đang ngày càng trở nên lo sợ sự gắn bó với nền kinh tế nước này, có thể điều chỉnh chính sách của mình để xoa dịu Trung Quốc. Một Châu Á Trung tâm có thể xuất hiện mà không có bất kỳ tiếng súng nào phải khai hỏa.

Nhưng trong mắt của Trung Quốc, tình hình khu vực này lại khác hẳn. Còn một nước Mỹ đang suy thoái cũng phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đang cố gắng để nói thứ ngôn ngữ của sự hợp tác, nhưng thực ra nước này đang cố gắng cản đường Trung Quốc. Vì vậy, bất kỳ sự hợp tác lâu dài của Mỹ với các đồng minh trong khu vực - Nhật Bản và Hàn Quốc - sẽ chỉ giúp Mỹ kìm hãm Trung Quốc. Thay vào đó, Trung Quốc một cách công khai lại đang đối đầu với những người hàng xóm bằng những tuyên bố tranh chấp chủ quyền.

Với những tầm nhìn khác nhau về thực tại của Châu Á, liệu có thể là sự tìm kiếm hợp tác ở Đông Bắc Á của bộ ba?

Nếu bị thách thức, cả ba chắc chắn sẽ làm những gì họ phải làm để bảo vệ an ninh của mình. Nhưng thông qua cuộc đối đầu chiến thuật sẽ là một sai lầm nghiêm trọng. Bất kỳ cuộc xung đột giữa họ sẽ để lại cho họ những hậu quả còn tồi tệ hơn. Và, khi hòa bình lập lại, họ sẽ thấy mình trở lại với con số 0, vẫn còn cần phải xây dựng một trật tự khu vực, trong đó những quốc gia khác sẽ đóng vai trò lớn.

Tình hình hiện nay ở Đông Bắc Á không yêu cầu bất kỳ của ba nước từ bỏ tuyên bố quốc gia của mình. Nhưng các nhà lãnh đạo của họ phải phân biệt giữa những nước có nguyện vọng và những nước thực hiện nguyện vọng, và họ phải bắt đầu giải thích cho công dân của họ sự khác biệt này.

Các quốc gia không nên cắt giảm các chương trình ngoại giao hay quan hệ an ninh bằng trò chơi tuyên bố chủ quyền với những hòn đảo hay vùng đất biên giói nào. Cũng như Trung Quốc không cần phải tỏ ra quá căng thẳng với những gì còn tồn tại sau chiến tranh trong lịch sử như sự thống nhất của hai miền Triều Tiên hay thời kỳ phục hưng của Nhật Bản như là một mối đe dọa chiến lược.

Quản lý khủng hoảng có thể không bao gồm việc duy trì các mối quan hệ gần gũi về mặt kinh tế nhưng không nên đổ dồn những lời tuyên bố chủ quyền cay đăng hay tranh chấp lịch sử. Miễn là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nên xem mỗi cuộc gặp gỡ vói nhau như là một cơ hội để giải quyết các điểm hoặc đạt được một số lợi thế chiến lược. Chính sách “bên bờ vực chiến tranh” đến nay vẫn đang chi phối số phận của vùng Đông Bắc Á. Và trên tất cả, “kẻ thụ hưởng” lớn nhất trong mối quan hệ căng thẳng của bộ ba chính là Triều Tiên.

Mối quan hệ phức tạp giữa bộ ba có thể càng trở nên căng thẳng hơn khi buộc phải đứng về phía đồng minh của mình và đảm bảo an ninh cho họ ( Trung Quốc và Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản). Vì lý do này, các nhà lãnh đạo nên tìm một cách để đáp ứng nhanh chóng tình hình và cam kết tìm kiếm hợp tác chính thức, cũng như xây dựng cơ chế cho phép họ hòa giải tầm nhìn và lợi ích của họ với các quốc gia khác. 

Minh Anh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !