Triển lãm Hàng không Chu Hải: Trọng quân sự hơn thương mại

Diễn ra từ ngày 11 đến 16/11, Triển lãm Hàng không Trung Quốc (China Airshow) là một trong những cơ hội để Trung Quốc và các hãng hàng không lớn khoe những mẫu máy bay đang thử nghiệm của mình.

Tất cả các nước đã từng tổ chức những cuộc triển lãm lớn về hàng không vũ trụ đều hy vọng sẽ tạo ấn tượng rằng họ có một tổ hợp công nghiệp hiện đại có thể giúp họ gia nhập "câu lạc bộ" độc quyền của các quốc gia tự chế tạo được máy bay của riêng mình hay ít nhất cũng sản xuất được các linh kiện quan trọng của máy bay.

Hầu hết các cuộc triển lãm hàng không như Le Bourget (Pháp), Singapore, Dubai, Farnborough đều thành công về mặt thương mại vì đó là các diễn đàn cho các công ty gặp gỡ khách hàng và trình diễn những sản phẩm tiềm năng của mình.

Triển lãm Hàng không Chu Hải: Trọng quân sự hơn thương mại - ảnh 1

Phi đội máy bay chiến đấu Trung Quốc trong buổi triển lãm.

Triển lãm Hàng không Trung Quốc diễn ra ở tại thành phố Chu Hải miền Nam Trung Quốc trong tuần này nhắm tới mục đích làm nổi lên sự xuất hiện của Trung Quốc như một cường quốc hàng không và quốc phòng của thế giới và cho chúng ta một dịp hiếm hoi được nhìn qua những trang thiết bị quân sự do chính Trung Quốc chế tạo.

Tuy nhiên nó giống với triển lãm hàng không quốc gia của Nga MASK hơn các sự kiện quốc tế khác. Cuộc triển lãm này được tổ chức để gây ấn tượng với chính phủ, đảng Cộng sản Trung Quốc và các quan chức quân sự đặc biệt là Quân ủy Trung Ương hơn là thuyết phục các nhà sản xuất máy bay như Boeing, Airbus, Embraer hay Gulfstream về những cơ hội thương mại ở thị trường Trung Quốc.

Nếu hỏi một người điều hành của một trong những chương trình máy bay tiêm kích, trực thăng quân sự hay tên lửa của Boeing về tầm quan trọng của chúng đối với mục tiêu cuối cùng của công ty thì ông hay bà ta sẽ chia sẻ với bạn rằng Boeing là một công ty thương mại đến 80% hoặc cao hơn.

Nhờ chế tạo máy bay thương mại loại lớn như 787 Dreamliners and 737s đang giúp Boeing hoạt động có hiệu quả kinh tế để cho phép công ty này phát triển bộ phận chế tạo máy bay quân sự. Nếu không kinh doanh máy bay thương mại, họ sẽ không thể sản xuất F-15s hay F/A-18s tại nhà máy St. Louis, Missouri của Boeing.

Đó là tình hình chung đối với hầu như tất cả các nhà sản xuất máy bay quân sự lớn trên thế giới. Nhưng đó lại hoàn toàn không phải là nét đặc trưng của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Nhiều nhà máy hàng không chính như Chengdu, Shenyang, Xi’an, Hongdu và một số khác hầu như hoàn toàn vận hành để sản xuất máy bay quân sự. Tuy nhiên, đất nước này hiện chưa có những chương trình hàng không thương mại ngang tầm với những gì đang có ở Phương Tây.

Triển lãm Hàng không Chu Hải: Trọng quân sự hơn thương mại - ảnh 2

Chendu J-20 là một trong số những máy bay tàng hình đang trong giai đoạn phát triển của Trung Quốc.

Mặc dù Triển lãm lần này có máy bay 168 chỗ ngồi C919, do công ty Máy bay Thương mại Trung Quốc tại Thượng Hải sản xuất, được cho sẽ là hạt nhân để phát triển một phi đội máy bay chở khách do Trung Quốc sản xuất, song chính mô hình kinh doanh của công ty này mới khiến các công ty hàng không Phương Tây phải ghen tị.

Chương trình này do nhà nước tài trợ và việc vận chuyển hành khách đều do các hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước có vẻ có rất ít lựa chọn ngoài bán hoặc cho thuê C919 , dự kiến sẽ xuất hàng lần đầu vào cuối năm 2018.

Một số lượng các đối tác nước ngoài, bao gồm cả công ty sản xuất động cơ CFM International, cung cấp thêm một mạng lưới an toàn tài chính và có vẻ C919 sẽ không vấp phải những khó khăn như chiếc Boeing 747, mẫu máy bay suýt khiến công ty phải tuyên bố phá sản khi lần đầu tiên được phát triển. Một lãnh đạo của hàng không phương Tây cho rằng: “Chương trình này không thể thất bại.”

“Và nó có được thứ tự ưu tiên cao nhất. Rõ ràng là việc có được chiếc máy bay cất cánh khỏi mặt đất với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa giống như cuộc chạy đua lên mặt trăng của Mỹ với Liên Xô vào những năm 1960”.

Lĩnh vực quân sự là nơi Trung Quốc có vẻ có được ấn tượng lớn nhất. Ít nhất có hai loại máy bay chiến đấu tàng hình mới thuộc thế hệ kế tiếp là Chengdu J-20 và Shenyang J-31 có thể khiến các giám sát các chương trình máy bay quân sự phương Tây như Lockheed Martin F-35 có vẻ lo lắng rằng về thách thức quân sự từ Trung Quốc vào những thập niên tới đây.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc cũng phát triển các loại máy bay đa chức năng mang tên lửa diệt hạm, tên lửa không đối không và không đối đất, những loại làm cho Mỹ, chỉ huy các tổ hợp tàu sân bay hải quân và các nhà hoạch định Không Lực Lầu Năm Góc, phải chựng lại và làm họ phải dừng và suy xét về những viễn cảnh có thể xảy ra, giả dụ như để phòng thủ Đài Loan trong trường hợp nổ ra xung đột.

Triển lãm Hàng không Chu Hải: Trọng quân sự hơn thương mại - ảnh 3

Máy bay không người lái của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đa số các hãng máy bay quân sự chỉ có thể sống sót được nếu họ có một thị trường xuất khẩu lành mạnh và công bằng.

Một số chương trình phải dựa trên cơ sở chia sẻ phí tổn đa quốc gia do chi phí cần cho việc phát triển các công nghệ phòng thủ hiện đại ngày nay là quá lớn. Cho đến giờ, Trung Quốc lại đang phải tiến hành một mình, xây dựng một phi đội máy bay chiến đấu và ném bom dành riêng cho Quân đội Giải phóng Nhân dân và có rất ít khách hàng nước ngoài.

Vì vậy, những câu hỏi lớn nhất tại Triển lãm Hàng không Trung Quốc có thể sẽ là Trung Quốc có thể tài trợ cho việc sản xuất máy bay quân sự “chỉ để cho Trung Quốc” được trong bao lâu và khi nào thì Bắc Kinh nhận ra rằng phát triển thị trường xuất khẩu là con đường duy nhất có thể cung cấp kinh tài để duy trì bộ máy quân sự to lớn này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng tin CNN. Là hãng tin lớn của Mỹ  với tin tức được cập nhật liên tục về các lĩnh vực nóng hổi khác nhau trên toàn thế giới

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !