Trang trại nuôi hươu thu về 3 tỷ mỗi năm của thanh niên 26 tuổi

Nhận thấy việc nuôi hươu cho thu nhập cao, Nguyễn Hồng Tiệp (26 tuổi) đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng chuồng trại quy mô 200 con. Dự tính chỉ sau hơn 1 năm sẽ hoạt động ổn định, trang trại cho thu nhập khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm.

{keywords}
Trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Hồng Tiệp được xây dựng trên diện tích khoảng 1.400m2 với 3 dãy và 100 gian chuồng

Sau khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế đầu tư Trường Đại học Vinh, Nguyễn Hồng Tiệp (SN 1996, trú thôn 8, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở về quê hương để tiếp nối nghề chăn nuôi hươu truyền thống của gia đình.

Do từ nhỏ đã phụ giúp bố mẹ nuôi hươu nên Tiệp thấy rõ việc chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ đủ trang trải cuộc sống.

Chàng trai trẻ đã nung nấu xây dựng một trang trại nuôi hươu với quy mô lớn, là trung tâm cung cấp nhung và hươu giống cho người dân địa phương và các tỉnh bạn.

Được người thân ủng hộ, tháng 5/2021, Nguyễn Hồng Tiệp bắt đầu triển khai xây dựng 3 dãy trại với 100 gian chuồng trên diện tích khoảng 1.400m2. Bên cạnh khu vực nuôi nhốt, Tiệp còn bố trí không gian khá rộng bên ngoài cho hươu chạy nhảy, phơi nắng, hoạt động và tiếp xúc với môi trường tự nhiên.

{keywords}
Vào tháng 7 tới, trang trại này sẽ có khoảng 200 con hươu, trong đó có 150 hươu nái sinh sản; 50 hươu đực để lấy nhung và phối giống.

Sau 1 năm, hiện trang trại chăn nuôi hươu của Nguyễn Hồng Tiệp đã có 80 con hươu các loại, trong đó có 20 con hươu đực (10 con đã cho lộc nhung), 8 con hươu đẻ, một số hươu hậu bị và hươu con. Theo kế hoạch, chỉ khoảng 2 tháng nữa, đến tháng 7/2022, trại hươu này sẽ có tổng đàn khoảng 200 con, trong đó 150 hươu nái sinh sản và 50 hươu đực để lấy nhung, phối giống.

Trao đổi với PV Infonet, Nguyễn Hồng Tiệp cho biết: “Trước đây tôi đã có ý tưởng học xong sẽ về nuôi hươu để phát triển kinh tế vì con hươu là nguồn kinh tế chủ lực của huyện. Hơn nữa mình có đất đai để xây dựng chuồng trại, trồng cỏ mà không phải thuê mướn nên rất thuận lợi.

Khi học năm thứ 3 tại trường ĐH Vinh, tôi đã cùng Công ty Cổ phần nông nghiệp Hương Sơn làm sản phẩm OCOP về nhung hươu để tham gia hội chợ. Lúc đó, tôi đi để tiếp cận cách làm của những người thành công, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân để sau này về xây dựng trang trại cho riêng mình”.

{keywords}
Tiệp là người trực tiếp cho hươu ăn để nắm bắt tình hình sức khoẻ của hươu và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Chàng trai trẻ chia sẻ thêm, hiện tại anh đã chi trên 3 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại và mua con giống, trong đó chi phí đầu tư chuồng trại hết khoảng 1 tỷ đồng, con giống trên 2 tỷ đồng. Sắp tới sẽ đưa về 120 con giống nữa (đã đặt mua tại nhà dân), nâng tổng đàn lên 200 con với tổng chi phí gần 5 tỷ đồng.

Nói về việc đầu tư mua hươu giống, Tiệp cho hay: “Giá một con hươu cái bình thường dao động từ 12 đến 15 triệu, hươu đực từ 25 đến 30 triệu đồng/con. Tuy nhiên, để cho giống tốt, sản lượng nhung cao, tôi phải chấp nhận mua hươu đực nòi với giá gấp 2-3 lần, từ 60 – 70 triệu đồng/con, đặc biệt có con mua đến 168 triệu đồng”.

{keywords}
Để cho giống tốt, sản lượng nhung cao, Nguyễn Hồng Tiệp chi tới 168 triệu đồng để mua chú hươu đực này.

“Sở dĩ trang trại được đầu tư với quy mô lớn là vì được sự góp vốn từ người thân. Hơn nữa, hươu ăn ít, dễ nuôi, ít bệnh tật lại không phải chăn dắt. Với quy mô này, chỉ cần 2 nhân công làm việc thường xuyên, phụ giúp cắt cỏ, bón phân, dọn dẹp chuồng trại; còn tôi sẽ trực tiếp cho hươu ăn để nắm bắt tình hình sức khoẻ của hươu và điều chỉnh thức ăn cho phù hợp”, Tiệp nói thêm.

Tiệp tính toán, thời gian tới anh sẽ kết hợp việc chăn nuôi hươu với phát triển du lịch trải nghiệm.

Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng mà còn được chơi đùa hay chụp ảnh với những chú hươu sao đã được thuần hóa. Hơn nữa, khi đến tham quan, du khách sẽ thấy hươu có tiềm năng kinh tế lớn, đơn vị cung cấp uy tín nên sẽ tin tưởng và hợp tác làm ăn.

Ngoài ra, trang trại sẽ đầu tư thêm máy móc để chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu, đặc biệt là kết hợp mật ong để sản xuất viên nang cho người dân dễ sử dụng. Đồng thời, Tiệp nung nấu quyết tâm xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP để nâng tầm giá trị nhung hươu, mở rộng thị trường tiêu thụ.

{keywords}
Ngoài khu vực nuôi nhốt, trang trại còn bố trí không gian khá rộng cho hươu chạy nhảy, phơi nắng, hoạt động và tiếp xúc với môi trường tự nhiên.

Nhờ làm đệm lót sinh học nên chuồng trại luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Vỏ trấu, mùn cưa, vỏ lạc được trộn với chế phẩm Atimic ủ với bột ngô, sau khi lên men thì rải vào chuồng một lớp dày khoảng 40cm, vi khuẩn sẽ khử mùi hôi thối của phân; mỗi tháng đảo lên 1 lần và 6 tháng sau thì đưa ra bón cỏ.

Tiệp kể, sau 1 năm đầu tư quy mô lớn, đến nay trang trại đã cho gần chục hươu con và 12kg lộc nhung. Kể từ tháng 7/2022, khi quy mô chăn nuôi được lấp đầy, mỗi năm trang trại của anh sẽ sinh sản khoảng 130 – 140 chú hươu con và cho khoảng 70kg lộc nhung, trị giá khoảng 3 tỷ đồng.

{keywords}
Thời gian tới, Tiệp sẽ đầu tư xây dựng nơi đây thành điểm du lịch trải nghiệm. Du khách đến đây không chỉ chiêm ngưỡng mà còn được chơi đùa hay chụp ảnh với những chú hươu sao đã được thuần hóa.

Trao đổi với PV Infonet, ông Phan Xuân Đức, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hương Sơn cho biết: “Nguyễn Hồng Tiệp là một thanh niên trẻ, đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi hươu với quy mô lớn nhất tỉnh, có sử dụng chế phẩm đệm lót sinh học. Với phương pháp này, chuồng trại luôn luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường và tốt cho vật nuôi, giúp đàn hươu sinh trưởng tốt, hạn chế được dịch bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Được biết, anh Nguyễn Hồng Tiệp hiện là Bí thư Đoàn xã Sơn Giang, người luôn nhiệt huyết, năng nổ trong các hoạt động phong trào tại địa phương. Mô hình chăn nuôi của anh cũng mở ra một hướng đi mới, góp phần tạo nên động lực cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên noi theo.

Anh 'gàn' bán nhà đẹp, xe sang ở Hà Nội về quê bán sản vật nhà giàu để người nghèo cũng mua được

Anh 'gàn' bán nhà đẹp, xe sang ở Hà Nội về quê bán sản vật nhà giàu để người nghèo cũng mua được

Mặc dù có nhà đẹp, xe sang ở Thủ đô Hà Nội, nhưng Nguyễn Khắc Huân (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn quyết định trở về quê lập nghiệp, chăn nuôi, chế biến và quảng bá sản vật nhung hươu nổi tiếng.

Trần Hoàn 

Người trẻ chập chững khởi nghiệp hôm nay sẽ là doanh nhân sau 5, 10 năm nữa

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, hôm nay gieo trồng thì tương lai mới có kết quả. Thế hệ doanh nhân sau này bắt nguồn từ chính những người trẻ khởi nghiệp.

Khởi nghiệp với 35 triệu đi vay, 9X đang thu về nửa tỷ/năm

Khởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.

Vợ chồng nghỉ việc giáo viên, nuôi tảo xoắn thu nửa tỷ một năm

Hơn 10 năm tham gia giảng dạy, cặp vợ chồng là giáo viên ở Ninh Bình quyết định xin nghỉ việc để khởi nghiệp với nghề nuôi tảo xoắn, mang lại thu nhập cao.

Cuộc đua chuỗi cà phê ngoại

Các chuỗi cà phê thương hiệu quốc tế đổ bộ cho thấy, thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng.

Khởi nghiệp từ dịch vụ viết hồi ký cho người cao tuổi

Chăm sóc, viết hồi ký cho người cao tuổi là một trong những ý tưởng khởi nghiệp được các chuyên gia đánh giá cao.

'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó

Trái ngược với nhiều quỹ khác - vốn thường đầu tư vào cổ phiếu trụ cột, chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, VinaCapital rót tiền vào rất nhiều lĩnh vực, từ cổ phiếu Việt cho tới các dự án bất động sản, năng lượng tỷ USD.

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.