Trai tráng cởi trần tranh giành cầu gỗ
![]() |
Tám trai tráng chia thành 2 đội với 2 màu đai khác nhau tượng trưng cho tám ông mãnh hổ tranh cướp quả bóng, quả cầu giả là nét đẹp của lễ hội vật cầu cổ truyền làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam, Hà Nội). |
![]() |
Tương truyền, lễ hội Vật cầu có từ thời Linh Lang Đại Vương- Hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông, ông tổ chức lễ hội vật cầu như một hình thức rèn luyện sức khỏe cho các binh sĩ để bảo vệ tổ quốc |
![]() |
Trải qua dòng chảy của lịch sử, ngày nay người dân làng Thúy Lĩnh (Lĩnh Nam) vẫn duy trì ngày hội để tưởng nhớ đến Linh Lang Đại Vương. |
![]() |
Một quả cầu được sơn son nặng 25 kg dành cho thanh niên trên 18 tuổi, 10 kg dành cho tuổi từ 13 đến 16. |
![]() |
Luật thi đấu rất đơn giản, người chơi chỉ việc sử dụng các chiến thuật, sức mạnh, sự khéo léo dẻo dai để mang được quả cầu về phía phần sân của đội mình. |
![]() |
Sau khi có hiệu lệnh của trọng tài, bốn đội cùng trổ tài cướp cầu mang về hố của mình. Mỗi một lần mang được cầu về hố sẽ nhận được một giải con, ba lần liên tiếp có giải con là được giải cái (cầu không được ra đường biên, không bị đội bạn mang về hố khác). |
![]() |
Mỗi hiệp đấu kéo dài 45 phút và các đội có quyền thay người không giới hạn. |
![]() |
Một pha giáp lá cà nghẹt thở giữa 2 đội chơi tranh giành nhau quả cầu sơn son. |
![]() |
Những màn tranh cướp quyết liệt bốc lửa sân đấu. |
![]() |
Khoảnh khắc vỡ òa của người chơi và khán giả khi ghi bàn. |
![]() |
Không chỉ cần sức khỏe, các đội chơi cần phải có sự phối hợp đồng đội ăn ý với nhau để ghi bàn. |
![]() |
Theo lệ xưa, đội chiến thắng trong trận cầu không chỉ được tôn vinh, mà còn được người làng chúc phúc cho cả năm được may mắn và hạnh phúc. |
![]() |
Từ năm 2013, lễ hội vật cầu truyền thống làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam được nâng lên thành Giải Vật cầu cấp quận. Lễ hội trở thành món ăn tình thần hàng năm, giúp tạo sự phong phú hơn cho bảng "thực đơn" du lịch trong những ngày xuân vui. |