Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Myanmar
“Mục tiêu của chúng tôi là duy trì thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước”, ông Obama tuyên bố với niềm tự hào là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar.
Tổng thống Mỹ chia sẻ tình cảm với đất nước Myanmar bằng một cái ôm tình cảm với bà Aung San Suu Kyi, một nhà hoạt động dân chủ và là một nhà lập pháp của Myanmar. |
Hàng chục ngàn người dân xếp hàng trên đường phố khi đoàn xe của ông Obama diễu hành qua thành phố Yango. Tổng thống Mỹ cũng đã chia sẻ tình cảm với đất nước này bằng một cái ôm tình cảm với bà Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ đã chịu nhiều năm bị quản thúc tại gia, hiện nay bà đã được thả tự do và trở thành một nhà lập pháp của Myanmar.
“Chúng tôi tin tưởng rằng sự hỗ trợ này sẽ giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn phía trước”, bà nói về sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. “Thời gian khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi này chính là việc bất cứ điều gì khiến bạn nghĩ rằng thành công đều được chúng tôi quan tâm. Chúng tôi phải rất cẩn thận rằng chúng ta sẽ không bị quyến rũ bởi bất cứ ảo ảnh nào của sự thành công”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton được đón tiếp nồng nhiệt tại sân bay Yangon, Myanmar |
Tổng thống Obama cũng khẳng định rằng nếu các nhà lãnh đạo Myanmar tiếp tục thực hiện cải cách thực sự, “nước Mỹ sẽ làm mọi thứ để đảm bảo cho Myanmar có thể thành công”.
Sau buổi đón tiếp, Tổng thống Obama có một bài phát biểu trên đài truyền hình về việc Hoa Kỳ sẵn sàng để “mở rộng cánh tay thân hữu” ngay lúc Myanmar nới lỏng những nắm đấm của “luật sắt” đã tồn tại hàng thập kỷ ở nước này.
Sau cuộc họp với Tổng thống Thein Sein, người đứng đầu quá trình chuyển đổi dân chủ cho Myanmar, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng “những cải cách ở Myanmar có thể mở ra những tiềm năng đáng kinh ngạc cho đất nước xinh đẹp này”.
Ngôn ngữ biểu thị của ông Obama chuyển tải nhiều ý nghĩa. Hoa Kỳ vẫn thường đề cập đến Myanmar dưới cái tên Miến Điện mặc dù nước này đã thay đổi tên nhiều năm trước đây. Hiện nay, các quan chức cũng như Tổng thống nước Mỹ đã bớt cứng nhắc trong việc sử dụng tên cũ kể từ khi mối quan hệ giữa hai nước thay đổi theo chiều hướng tốt lên.
Chuyến thăm Myanmar của Tổng thống Obama chỉ diễn ra trong 6 giờ đồng hồ, nhưng nó mang một ý nghĩa biểu tượng quan trọng, phản ảnh sự thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữa hai nước.
Myanmar là điểm dừng giữa chuyến thăm Thái Lan và Campuchia của Tổng thống Mỹ. Chuyến công du Châu Á của ông đánh dấu sự trở lại chính thức với chương trình đối ngoại sau nhiều tháng chìm vào một chiến dịch tái tranh cử đầy căng thẳng. Với chuyến đi đầu tiên sau cuộc bầu cử, ông đẩy sự chú ý tới Châu Á, khu vực mà ông cho rằng rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng đã quan tâm đến Myanmar khi từ lâu Bắc Kinh đã liên kết với nước này. Tuy nhiên, một số quan chức tại Myanmar lo sợ Trung Quốc đang lợi dụng sự giàu có và các nguồn tài nhiên thiên nhiên của nước này, vì thế Myanmar đang tìm kiếm các đối tác khác trong việc giúp đỡ họ xây dựng nền kinh tế còn rất non trẻ.
Tuy đang công du tại Châu Á, Obama đã khẳng định sự cân bằng trong mối quan tâm của mình khi nói về những chú ý của mình trong vấn đề mở rộng bạo lực ở Trung Đông hiện nay. Obama đã trả lời các phóng viên rằng Israel có quyền tự bảo vệ chống lại các cuộc tấn công tên lửa ở Gaza. Nhưng ông kêu gọi Israel không nên khởi động một cuộc tấn công mặt đất ngay tại dải Gaza vì nó sẽ dẫn đến các binh sĩ Israel cũng như công dân Palestine vào một nguy cơ lớn hơn của việc cản trở tiến trình hòa bình gây nhiều tranh cãi.