Tổng thống Donald Trump đang bị “dồn trong, ép ngoài” ra sao?

Ba tuần kể từ ngày nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có nhiều quyết định táo bạo. Tuy nhiên, không phải chính sách nào của ông cũng suôn sẻ và dường như ông Trump đang phải đối mặt với nhiều sức ép cả mặt đối nội và đối ngoại.

Đối nội

Chỉ 8 ngày sau khi trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, chính quyền Donald Trump đã đưa ra một sắc lệnh chấn động và gây tranh cãi lớn. Sắc lệnh ban hành ngày 27/1 nêu rõ, Mỹ sẽ dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước, gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

Ông Trump nói rằng, sắc lệnh này là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ, bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ các cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức cho rằng, sắc lệnh này là vi hiến, đi ngược lại với giá trị Mỹ.

Tổng thống Donald Trump đang bị “dồn trong, ép ngoài” ra sao? - ảnh 1

Người dân Mỹ phản đối sắc lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump. Nguồn: Jihad Watch

Sắc lệnh này chưa thực hiện được bao lâu thì đã vấp phải những lỗ hổng và rào cản pháp lý đầu tiên khi tòa án phúc thẩm quận 9 ra phán quyết ngừng thực thi mệnh lệnh hành chính này của Tổng thống. Không thể bảo vệ lệnh hạn chế nhập cư gây tranh cãi được ban hành hồi tháng trước, ông Trump tiếp tục có động thái công kích hệ thống pháp lý Mỹ.

Hôm 11/2, ông Donald Trump đã viết trên Twitter rằng: “Hệ thống pháp luật của chúng ta đã hỏng. 77% người tị nạn đã được phép vào Mỹ kể từ lệnh ân xá nhập cảnh dòng người từ 7 quốc gia bị khả nghi. Thật quá nguy hiểm”.

Nội bộ Nhà Trắng cũng cho thấy những tín hiệu không thống nhất về bước tiếp theo sẽ làm để bảo vệ sắc lệnh di trú. Trong khi Chánh Văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus để ngỏ khả năng kháng cáo phán quyết của tòa phúc thẩm lên tòa án tối cao, một quan chức khác lại tuyên bố rằng Nhà Trắng chưa có bất kỳ kế hoạch gì cụ thể. Về phần mình, ông Trump tuyên bố có thể sẽ đưa ra sắc lệnh mới về an ninh vào tuần tới.

Giới chuyên gia cho rằng, những chỉ trích nhằm vào hệ thống tư pháp của chính quyền Tổng thống Trump có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tôn trọng đối với hệ thống tam quyền phân lập của Mỹ.

Những biện minh của ông Trump cũng có khá  nhiều điểm sơ hở. Dường như ông đã quên rằng các không tặc trong vụ 11/9 đến từ Ai Cập, Lebanon, Saudi Arab và các Tiểu vương quốc Ả Rập, những nước không có trong danh sách cấm của tân Tổng thống. 

Theo một nghiên cứu của Alex Nowrasteh, chuyên gia phân tích chính sách nhập cư tại Viện Cato, trong vòng 40 năm đến hết năm 2015, không ai ở nước Mỹ bị giết trong các cuộc tấn công khủng bố bởi người đến từ bất kỳ nước nào trong số 7 quốc gia bị nhắm đến trong sắc lệnh hành pháp của Trump.

Tổng thống Donald Trump đang bị “dồn trong, ép ngoài” ra sao? - ảnh 2

Ông Trump tức giận khi sắc lệnh của mình bị tòa án ngừng thi hành. Nguồn: Capital

Peter Singer, Giáo sư Luân lý học sinh vật tại Đại học Princeton và là Giáo sư Danh dự tại Đại học Melbourne, đã chỉ ra những điểm sơ hở trong sắc lệnh hạn chế nhập cư của ông Trump. Thứ nhất, đó chính là sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo.

“Mặc dù sắc lệnh không trực tiếp đề cập đến tôn giáo nào cụ thể, nhưng Trump đã phát biểu trong một phỏng vấn truyền hình rằng ông muốn ưu tiên cho Cơ đốc giáo. Do Hiến pháp Hoa Kỳ cấm chính phủ nước này ủng hộ bất kỳ tôn giáo nào, nên quy định này của sắc lệnh khó có thể vượt qua được sự kiểm soát của Toà án”, ông Singer phân tích.

Thứ hai, theo chuyên gia nói trên, là mối nguy hại đặt ra đối với quyền tự do ngôn luận. Bởi theo một điều khoản quy định trong luật pháp Hoa Kỳ: “không thể và không nên chấp nhận những người không ủng hộ Hiến pháp”. Khi nói về sắc lệnh này, ông Trump phát biểu rằng: “Chúng ta chỉ muốn nhận vào đất nước của chúng ta những ai ủng hộ đất nước và yêu quý sâu sắc người dân của chúng ta”. Vì vậy, cái gọi là tự do ngôn luận mà Mỹ vẫn theo đuổi bấy lâu nay có thể sẽ bị lung lay dưới thời Donald Trump.

Đối ngoại

Không chỉ chịu sức ép với các vấn đề trong nước, chính phủ của ông Trump còn “đau đầu” trước những chính sách đối ngoại. Theo tờ Guardian, có thể ông Trump đã vấp phải giới hạn quyền lực của chiếc ghế Tổng thống.

Vào tháng 12/2016, ông Trump đã khiến Bắc Kinh giận dữ khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao mà Mỹ-Trung đã tuân thủ kể từ năm 1979. Thế nhưng, trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 10/2, ông Trump lại khẳng định Mỹ sẽ tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”.

Tổng thống Donald Trump đang bị “dồn trong, ép ngoài” ra sao? - ảnh 3

Ông Trump cũng thay đổi thái độ đối với Trung Quốc trong cuộc điện đàm đầu tiên với ông Tập. Nguồn: CNN

Báo Guardian nhận định sự “quay ngoắt 180 độ” này có thể là dấu hiệu của việc ông chủ Nhà Trắng đang dần nhận ra những giới hạn của chiếc ghế quyền lực nhất thế giới.

Dù ngay từ đầu ông Trump đã rất cứng rắn trong các chính sách đối ngoại, song thời gian gần đây cách ông tiếp cận một loạt vấn đề quốc tế quan trọng đã mềm dẻo hơn đáng kể.

Vậy nguyên nhân gì khiến ông Trump thay đổi nhanh chóng như vậy? Theo Guardian, Bắc Kinh dường như đã gây áp lực ngoại giao đáng kể lên Washington, kiên quyết yêu cầu Nhà Trắng xác nhận chính sách hiện tại đối với Đài Loan, coi đây là điều kiện để tiến hành đàm phán các chủ đề quan trọng hơn liên quan đến kinh tế.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng cho rằng nhiều khả năng bản thân ông Trump tự nhận ra sự căng thẳng nghiêm trọng khi gây căng thẳng với chính quyền Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm hiện nay.

Cựu giám đốc Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, James Zimmerman nhận định: “Ông Trump lùi bước có thể vì đã nhận ra rằng đây là một vấn đề rất phức tạp, gai góc và đơn giản là không thể thảo luận được”.

Tổng thống Donald Trump đang bị “dồn trong, ép ngoài” ra sao? - ảnh 4

Chính sách đối ngoại của chính quyền Trump đang đi theo chiều hướng mềm mỏng hơn. Nguồn: Twitter

Không chỉ thay đổi trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, chính quyền của Donald Trump còn lung lay trước hàng loạt cam kết trước đó. Ví dụ như, vấn đề xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico cũng chưa  ngã ngũ hay lời cảnh báo Nhật Bản và Hàn Quốc phải độc lập hơn chứ không nên dựa dẫm vào Mỹ dường như cũng bị ông Trump “lãng quên”.

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis còn khẳng định rằng Mỹ vẫn là người bằng hữu đáng tin cậy của Seoul và Tokyo. Ông Mattis còn hứa với Nhật Bản rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ đảo Senkaku/Điếu Ngư trước sự dòm ngó của Trung Quốc và cam kết triển khai nhanh hệ thống tên lửa phòng vệ mới tại Hàn Quốc.

Theo các chuyên gia, sau ba tuần nhậm chức, tân Tổng thống Donald Trump đã cảm nhận được áp lực của giới hạn của quyền lực tổng thống và tính phức tạp của công việc đang đè nặng lên các quyết định của ông. 

Tuệ Minh (tổng hợp)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !