Tình huống oái oăm khi đi thi trường nghệ thuật

Có thí sinh đang thăng hoa thì đàn đứt dây, một nam sinh vô tình chiêm ngưỡng cảnh thay quần áo của nữ sinh, trong khi có sĩ tử phải đi thay trang phục khác vì quần áo quá lòe loẹt.

Tình huống oái oăm khi đi thi trường nghệ thuật

Đang "vui" thì đứt dây đàn

Trước khi bước vào phòng thi, hầu hết các thí sinh đều chuẩn bị tâm lý cũng như bài thi thật tốt nhưng một số bạn cũng gặp rất nhiều trường hợp bất ngờ ngoài ý muốn.

Nguyễn Phương Nga - sinh viên năm nhất trường Học viện Âm nhạc Quốc gia vẫn nhớ như sự cố đen đủi của mình trong ngày thi năm ngoái.

Trước đó, Nga có ý định sẽ học đàn tranh bởi đơn giản nó đẹp và nhìn có vẻ nữ tính. Nghĩ là làm, cô bạn liền quyết định đi học thêm tại nhà cô giáo 4 buổi/tuần để có thể bắt kịp được với kì thi sẽ diễn ra trong 3 tháng tới.

Sau vài tháng ôn luyện, cuối cùng ngày mà Nga mong chờ cũng tới. Ngày thi, cảm xúc phấn khởi, háo hức xen lẫn một chút lo âu, sợ sệt xâm chiếm toàn bộ trí óc khiến cô luôn cảm thấy bồn chồn không yên.

Bước vào phòng thi, Nga nhìn thấy cô giáo của mình đang ngồi ở trên và điều đó đã giúp cô bạn trấn an lại tinh thần để tập trung cho bài. Nga thực hiện bài thi của mình rất tốt, nhưng trong lúc đang say sưa thì bỗng dưng một tiếng “pựt" vang lên khiến cô phải dừng lại.

Định thần lại thì Nga nhận ra rằng đàn đã bị đứt mất một dây. Trong lúc lúng túng không biết phải làm thế nào thì cô giáo chạy lên lắp lại cho Nga dây đàn và cuối cùng cô cũng đã hoàn thành phần thi của mình.

Cho đến bây giờ, cô vẫn không hiểu tại sao hôm đấy dây đàn lại bị đứt. “Đúng là mình xui thật, đang thi tốt thì bị đứt dây. Bây giờ có đánh như phá đàn cũng không thấy dây đứt, thế mà ngay hôm thi lại bị. Dù sao thì kết quả cũng như mình mong đợi, thế là tốt rồi.” - Phương Nga hứng khởi kể về “sự tích” của mình.

Tình huống oái oăm khi đi thi trường nghệ thuật

Thí sinh bước vào phòng tại kỳ thi đại học đợt 1. Ảnh Mai Châm.

Chia sẻ về câu chuyện của mình một cách đầy tự tin, Phạm Quốc Hùng - sinh viên khoa thanh nhạc một trường nghệ thuật ở Hà Nội luôn kể với bạn bè rằng việc mình thi được vào trường là do may mắn được thầy cô trong khoa yêu quý.

Hùng tâm sự: “Mình cũng không tin là thi được vào trường. Trước hôm thi, mình bị cúm và ngạt mũi, đến thở còn khó huống gì là hát hò. Hôm sau khi đến lượt, mình đã không hoàn thành bài thi được tốt, đã thế còn bị hát nhầm lời do run quá. Nghĩ rằng mọi cố gắng của mình vậy là chấm hết, cuối cùng nhờ có thầy cô ưu ái nên mình mới có thể đạt được kết quả như mong muốn.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Chàng sinh viên Lê Thanh Hải - trường Học viện Âm nhạc Quốc gia là ví dụ điển hình.

Nếu như các bạn khác muốn thi vào trường đa số phải đi học trước tại nhà các thầy cô giáo thì Hải lại ngược lại. Anh chàng luôn tự tin với khả năng của mình, nghĩ rằng không cần phải ôn mà vẫn vào được thì mới giỏi, chứ đi ôn trước tại nhà thầy giáo mà vào được là điều“đương nhiên”.

Hơn nữa Hải cho rằng đi học thêm tại nhà thầy cô giáo khá là đắt, khoảng 250.000 đồng/buổi, mỗi buổi kéo dài có một tiếng nên quyết định sẽ “tự lực cánh sinh”.

Kết quả là phần thi của Hải bị loại vì ai cũng nhận ra rằng, khả năng của Hải còn quá ít và hạn chế, chưa đủ sức để có thể đạt được điểm trên trung bình. Cuối cùng, phải mất thêm một năm nữa thì Hải mới có thể thi đỗ vào trường. Rút ra bài học từ kinh nghiệm của chính bản thân, Hải nhận ra rằng không phải chỉ tự tin là đủ, mà còn phải có sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy cô thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất.

Có lẽ, trường hợp của Nguyễn Đức Tiến - sinh viên khoa Múa trường CĐNT HN là đặc biệt nhất. Sở hữu vóc dáng cao lớn, ban đầu Tiến hoạch định con đường của mình sẽ trở thành người mẫu. Nhưng do năm trước thất bại khi thi vào trường ĐH SKĐA nên Tiến quyết định chuyển sang học múa rồi từ đó dần dần thực hiện ước mơ của mình.

Trước khi đến lượt thi, Tiến về lớp của cô giáo để nghỉ ngơi thư giãn đầu óc. Trước đây, Tiến đã học thêm ở đây vài lần nên việc vào lớp ngồi không còn xa lạ gì nữa. Trong lúc đang chờ chuẩn bị đến lượt thì một nhóm các chị khóa trên cũng vào lớp để thay trang phục chuẩn bị đi diễn. Và Tiến đã bất ngờ khi họ “hồn nhiên” cởi áo ra thay ngay trước mặt mình.

Thi nghệ thuật không có nghĩa là mặc gì cũng được

Chuyện thí sinh đang đánh thì đứt dây đàn hay thỉnh thoảng hát nhầm lời vài đoạn xảy ra khá là ít, bởi trước khi đến dự thi thì hầu hết các bạn đều phải chuẩn bị khá là kỹ lưỡng về nhạc cụ, trang phục cũng như bài thi. Vậy mà có năm, các thầy cô giáo bị rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở” bởi thí sinh quá “vô tư”.

Thầy Xuân Trung - giảng viên một trường nghệ thuật có tiếng trong miền Bắc chia sẻ về những kỉ niệm đáng nhớ khi đi chấm thi.

Theo thầy thì năm ngoái, có một cậu thí sinh dự thi vào trường. Nhìn mặt mũi trong hồ sơ sáng sủa, bảnh bao. Thế nhưng khi bước vào phòng, cậu ta làm cho cả phòng phải ngớ người với bộ dạng của mình. Mái tóc thì vàng chóe, mặc quần bò thì mài chỗ này, rách chỗ kia, lại đi “tông” vào phòng thi khiến các thầy cô giáo không hài lòng.

Sau đó, cậu bạn bị hội đồng chấm thi yêu cầu về nhà thay đổi trang phục, ăn mặc lịch sự để phù hợp với cuộc thi. Và phải đến cuối buổi sáng ngày hôm đó, cậu ta mới đến kịp để thực hiện bài thi của mình.

“Lúc đấy thầy nghĩ nếu đuổi cậu ta ra khỏi phòng thi thì tội, mà nếu để cậu ta tiếp tục bài thi thì không ổn nên nghĩ mãi mới ra cách bắt cậu ta phải về nhà thay đồ ngay lập tức, chứ nếu để cậu ta dự thi với bộ dạng như vậy thì khó mà có thể vào được trường, vì ngoài chuyên môn ra các thầy cô cũng chú trọng vào tầm nhận thức của các thí sinh.

Nếu thí sinh ăn mặc như vậy đến dự thi thì khác nào không tôn trọng giám khảo, kể cả chuyên môn có tốt chưa chắc đã được nhận vào trường.” - thầy Trung cho biết.

TÙNG TRẦN

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !