Tình hình Ukraine: 7 vấn đề thế giới cần phải biết

Tình hình chiến sự ở miền đông Ukraine vẫn đang diễn biến nghiêm trọng, trong khi Mỹ và phương Tây lại có những động thái khác nhau để chung tay "giải quyết" cuộc xung đột này.

Đã gần một năm kể từ khi những người biểu tình ở Ukraine “hạ bệ” vị cựu Tổng thống bị “thất sủng”, và Nga chính thức sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này.

Cuộc đối đầu giữa lực lượng quân đội Kiev và phe ly khai thân Nga vẫn tiếp tục diễn biến nghiêm trọng ở miền đông của đất nước, và lệnh ngừng bắn được kí kết hồi tháng 9/2014 đã liên tục bị vi phạm. Hiện thời, một phương án ngoại giao là những gì được mong đợi để có thể chấm dứt bạo lực tại khu vực này.

Tình hình Ukraine: 7 vấn đề thế giới cần phải biết - ảnh 1

Cuộc hội đàm của 3 nhà lãnh đạo Nga, Đức, Pháp tại điện Kremlin đã mở ra cơ hội mới cho tình hình chiến sự ở miền Đông Ukraine

Dưới đây là 7 vấn đề nổi trội xoay quanh tình hình chiến sự Ukraine:

1. Tình hình miền Đông Ukraine ngày càng tồi tệ

Theo số liệu của tổ chức Liên Hiệp Quốc, trong 3 tuần qua đã có hơn 220 dân thường thiệt mạng tại khu vực diễn ra giao tranh, tức là trung bình có 10 người thiệt mạng mỗi ngày. Và nếu tính từ tháng 4/2014, đã có 5.350 người, kể thường dân và quân nhân thiệt mạng tại khu vực này.

Phe ly khai đã chiếm giữ thành phố Donetsk, phá huỷ nhà ga sân bay trong khu vực. Tuần này, họ tiếp tục kiểm soát thị trấn Vuhlehirsk và di chuyển gần hơn đến Debaltseve, thị trấn vốn được xem là trục đường sắt chiến lược nối hai khu vực Donesk và Lugansk. 

Tình hình Ukraine: 7 vấn đề thế giới cần phải biết - ảnh 2

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết ông "nghiêng theo hướng" cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại các phần tử lỷ khai.

2. Mỹ cáo buộc Tổng thống Nga Putin “2 mặt”

Theo quan điểm của Mỹ, nhà lãnh đạo Nga vừa kêu gọi hòa bình, đồng thời lại “háo hức” gửi xe tăng và binh lính viện trợ cho phe ly khai thân Nga, khiến cục diện chính sự càng thêm rối ren.

Hôm thứ Sáu (6/2), phát biểu tại Brussels, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng: "ông Putin hoàn toàn phớt lờ tất cả những thỏa thuận mà Nga đã ký kết". Ông nhận định, Nga không được phép "vẽ lại bản đồ của châu Âu".

3. Mỹ đang cân nhắc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine

Cho tới nay, Mỹ mới chỉ cung cấp viện trợ “phi sát thương”, như áo chống đạn, mũ sắt, kính nhìn đêm và các vật dụng khác cho Ukraine. Tuy nhiên, điều này có thể sắp thay đổi.

Trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hôm 4/2, ông Ashton Carter, người được Tổng thống Mỹ Obama đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết ông "nghiêng theo hướng" cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại các phần tử ly khai. Ông cho hay: "Chúng ta cần phải hỗ trợ Ukraine bảo vệ chính mình".

4. Tuy nhiên, dự định của Mỹ bị chính các đồng mình phản đối

Các Bộ trưởng châu Âu nhận định, việc Mỹ “bơm” vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm cho cục diện tồi tệ hơn. Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Jeanine Hennis-Plasschaert lên tiếng: "Đối thoại chính trị là cách duy nhất thoát khỏi cuộc khủng hoảng”. 

Trong khi đó, việc Nga phản đối động thái của Mỹ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Phát biểu trước mạng lưới phát thanh châu Âu, Đại sứ Nga tại Pháp Alexander Orlov cho hay, đây là hành động "điên rồ" và "chỉ nhằm đổ thêm dầu vào lửa".

5. Đức và Pháp đang “o bế” ông Putin

Hôm thứ Sáu (6/2), Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới Moscow để hội đàm với nhà lãnh đạo Nga. Trước đó, hôm thứ Năm (5/2), 2 vị nguyên thủ này cũng đã hội đàm với Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko.

Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp không tiết lộ chi tiết về đề xuất mà họ trao đổi với ông Putin, Tuy nhiên, chính phủ Kiev đã lên tiếng yêu cầu tuân thủ những nguyên tắc đã đề cập trong thỏa thuận ngừng bắn Minsk được ký kết vào tháng 9/2014.

Tình hình Ukraine: 7 vấn đề thế giới cần phải biết - ảnh 3

Binh sỹ Ukraine tại một điểm chốt gần Donetsk.

Hôm thứ Sáu (6/2), một nguồn tin cho hay, tổng thống Pháp nhận định cuộc đàm phán "mang tính xây dựng". Hãng tin AP cho hay, ông Putin và người đồng cấp Ukraine sẽ thảo luận về một đề nghị kết thúc chiến tranh trong một cuộc điện đàm bốn bên vào ngày 8/2.

6. Nền kinh tế của Ukraine đã kiệt quệ

Trong năm qua, đồng hryvnia, đồng nội tệ của Ukraine, đã tuột dốc không phanh. Hôm thứ Năm (5/2), đồng nội tệ Ukraine mất giá 30% xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD, sau khi Ngân hàng Trung ương nước này từ bỏ mọi nỗ lực “cứu” đồng nội tệ của đất nước. Thực tế này làm dấy lên mối lo ngại Ukraine sẽ rơi vào tình trạng lạm phát phi mã. 

Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế của Ukraine tiếp tục giảm 5% trong năm nay. Quốc gia này đang vẫy vùng trong tuyệt vọng để bù đắp khoảng thiếu hụt ngân sách lên tới 15 tỷ USD.

7. Nền kinh tế của Nga cũng không khả quan hơn

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với 3 vấn đề cùng lúc: Giá trị của đồng rúp bị suy giảm mạnh, các lệnh trừng phạt của phương Tây đang làm tổn thương các tập đoàn lớn của Nga, và giá dầu mỏ, huyết mạch của đất nước, cũng trên đà rơi tự do.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin của NBC News, ra đời từ năm 1926, là một mạng lưới phát thanh và truyền hình Mỹ có trụ sở đóng tại thành phố New York với các văn phòng lớn đóng ở gần Los Angeles và Chicago.

Phương Lâm (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !