Tình hình Syria mới nhất ngày 9/1

Không quân Nga sẵn sàng hoạt động cả ngày lẫn đêm; vai trò lãnh đạo “ảo tưởng” của Mỹ và vị trí dẫn đầu “thực sự” của Nga; Nga không để ông Assad từ chức; thị trấn Madaya bị bao vây…là những tin tức về chiến sự tại Syria mới nhất.

Không quân Nga sẵn sàng hoạt động cả ngày lẫn đêm

Cuộc chiến chống khủng bố tại Syria vẫn đang tiếp diễn với sự tham gia của lực lượng Không quân Nga (theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad).

Tình hình Syria mới nhất ngày 9/1 - ảnh 1

Không quân Nga sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm

Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga, để nâng cao huấn luyện chiến đấu, trong năm 2015 Không quân Nga đã thực hiện hơn 540 cuộc tập trận quân sự với các quy mô khác nhau, nhiều gấp 3 lần so với những năm trước, bao gồm “các cuộc tập trận của sĩ quan, binh lính với cơ quản quản lý; tập trận chiến thuật bay phối hợp với các nhóm, đơn vị không quân; các bài tập bắn đạn thật với các đơn vị phòng không” và các bài tập mô phỏng sự tương tác của Không quân với các lực lượng mặt đất.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của những cuộc tập trận này là để duy trì mức độ chuẩn và tính chuyên nghiệp của các ê kíp bay, đào tạo các ê kíp trẻ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.

Vai trò lãnh đạo “ảo tưởng” của Mỹ

Ủy viên toàn quyền của Bộ Ngoại giao Nga về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và pháp quyền, ông Konstantin Dolgov gọi những hoạt động của Không quân Nga trong chiến dịch tại Syria là “thành công tuyệt đối”.

Theo ông Dolgov, bằng việc tấn công vào các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo IS” (bị cấm ở Nga) trên lãnh thổ Syria, Nga đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo thực sự của mình trong cuộc chiến chống khủng bố.

Đồng thời, đại diện Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng, vai trò “lãnh đạo” của Mỹ trong liên minh quốc tế chông khủng bố chỉ là “tưởng tượng”.

“Vậy trường hợp của Mỹ với tư cách dẫn đầu liên minh quốc tế chống IS có vai trò lãnh đạo thực tế hay không, khi mà liên minh này hầu như chưa có hoạt động gì đáng kể, hữu hình và thiết thực để đàn áp các hang ổ của bọn khủng bố và phe nhóm cực đoan tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi”, ông Dolgov phát biểu trên truyền hình.

Và ông cũng cho rằng, việc áp dụng tiêu chuẩn kép trong chính sách với Ukraine là thất bại chính của phương Tây.

Nga sẽ không để ông Assad từ chức

Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Trung Đông Mikhail Bogdanov bác bỏ thông tin cho rằng, Nga dường như đã đồng ý để Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức vào tháng 03/2017.

Tình hình Syria mới nhất ngày 9/1 - ảnh 2

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria al-Assad

Theo ông Bogdanov, tại cuộc họp của nhóm quốc tế với Nga ở Vienna, thời hạn từ chức của ông Assad vẫn chưa được thống nhất. Nhà ngoại giao Nga cho hay, Moscow vẫn giữ lập trường, rằng tương lai của Syria, bao gồm cả tương lai của Tổng thống Assad sẽ do người dân nước này quyết định.

Trước đó, hãng tin AP thông báo, Mỹ đang ấp ủ kế hoạch để ông Assad từ chức vào tháng 03/2017 như một phần trong tiến trình giải quyết chính trị tại Syria. Kế hoạch này đã được thỏa thuận trong cuộc họp của nhóm quốc tế tại Vienna.

Thảm kịch ở Madaya

Gần đây, cái tên thị trấn Madaya liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Thị trấn này nằm trên núi cao cách thủ đô Damascus không xa, sát với khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Zabadani. Trước chiến tranh, người dân Zabadani sống nhờ vào dịch vụ du lịch và buôn bán. Nhưng khi nội chiến bắt đầu, thị trấn này bị lực lượng đối lập (gồm cả các chiến binh thuộc nhóm cực đoan Al-Nusra Front) chiếm đóng.

Tại đây đã diễn ra những trận chiến khốc liệt và lực lượng chính phủ tiến hành bao vây khu vực này, buộc cư dân Zabadani phải sơ tán tới thị trấn Madaya gần đó.

Theo thống kê của các tổ chức nhân quyền, từ mùa thu năm 2015 khi quân chính phủ Syria cùng các chiến binh của lực lượng Hezbollah tại Lebanon phong tỏa thị trấn này, Madaya chìm trong nạn đói, người dân không thể rời khỏi thành phố do các cuộc pháo kích liên tục và mọi con đường vào thị trấn này đều bị cài bom mìn. Các nhà nhân quyền xác nhận, ít nhất có 17 người dân địa phương đã chết vì đói, lạnh và bệnh tật.

Trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các bức ảnh của những trẻ em bị suy dinh dưỡng, được cho là chụp tại Madaya (độ tin cậy của bức ảnh càng làm tăng thêm những nghi ngờ nghiêm trọng).

Một nhà báo Nga, thành viên của Ủy ban nhân quyền Maxim Shevchenko đã tới thăm thị trấn Zabadani và khẳng định rằng, thực tế ở đây người dân không được sống trong điều kiện  bình thường, rằng tất cả những câu chuyện về nhân đạo đều chỉ là sự phóng đại.

Theo nhà báo này, đúng là quân chính phủ đang bao vây Madaya, nhưng đó chỉ là “phản ứng đáp trả lại hành động phong tỏa, pháo kích liên tục và các cuộc tấn công của các phần tử Hồi giáo dòng Shiite vào các thị trấn Foua, Kefraya thuộc tỉnh Idlib của Syria”.

Tuy nhiên, vợ ông Shevchenko - nhà báo Nadezhda Kevorkova lại phản ứng ngược lại: “Tình hình ở Zabadani và Madan đã nổi tiếng cả ở bên ngoài nước Nga. Việc chính phủ Syria duy trì hoạt động phong tỏa Zabadani giống như lời biện minh cho hành động thanh lọc chủng tộc, đưa đi đày một loạt các dân tộc thiểu số (Balkars, Crimean Tartars, Ingushetia, Karachai, và Kalmyks) của nhà cầm quyền Liên Xô năm 1944.

Công thức “vì có quân khủng bố IS” đã trở thành một meme (hiện tượng) tuyên truyền nực cười, giống như việc chính quyền Stalin coi những dân tộc thiểu số bị đi đày là “những kẻ bù nhìn của Đức Quốc xã”, - bà Kevorkova nhận xét trên trang cá nhân.

Tình hình Syria mới nhất ngày 9/1 - ảnh 3

Ảnh minh họa.

Nữ nhà báo đưa ra những chứng cứ của người dân địa phương và cho rằng, sự khổ đau của dân thường ở đây là không kể xiết: “Giao tranh kết thúc vào hè năm 2015, khi chính phủ Syria và quân đồng minh tàn phá hoàn toàn thị trấn.

Từ tháng 9/2015, thị trấn này, hay nói đúng hơn là những đống đổ nát của thị trấn bị bao vây. Người dân Zabadani bị dồn sang Madaya, khoảng 20.000 người ở đây thực sự đang trong tình trạng “cạp đất để ăn”.

Theo báo cáo gần đây, chính phủ Syria đã đồng ý để một phái đoàn nhân đạo đi vào Madaya với điều kiện phe đối lập phải ngừng phong tỏa một số khu dân cư.

Hoạt động quân sự của Nga ở Syria mang tính phòng thủ

Đại giáo trưởng Kirill của Nga khi nhắc tới các tín đồ Chính thống giáo (Nga) tham gia vào cuộc chiến tại Syria, nhận định rằng hành động quân sự của họ là hoàn toàn hợp lý với mục tiêu bảo vệ con người, cộng đồng và nhà nước. Theo ông, những hành động quân sự của Nga ở Syria mang tính phòng thủ.

Hãng Ria Novosti ngày 07/01 trích dẫn bài trả lời phỏng vấn đêm Giáng sinh của Đại giáo trưởng Moscow và Toàn Nga trên kênh truyền hình “Nước Nga 1”, theo đó Đức Ngài Kirill cho rằng những hành động quân sự của Nga ở Syria mang tính phòng thủ, nhằm mục tiêu bảo vệ tổ quốc và hoàn toàn phù hợp với một cuộc chiến tranh vì lẽ phải.

Nói về việc các tín đồ tham gia vào hoạt động chiến đấu, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga cho rằng “hành động các tín đồ tham dự vào những việc có khả năng gây tử vong cho chinh mình có thể biện minh được”.

“Phúc Âm đã mô tả rõ ràng, trong trường hợp nào các con chiên có thể hy sinh bản thân vì người khác. Thực tế, ý tưởng về một cuộc chiến vì lẽ phải cũng được tạo ra trên cơ sở đó. Ngay cả Thánh Augustine từng cố gắng mô tả những đặc điểm của một cuộc chiến như thế vào thế kỷ thứ V. Hiện tồn tại một vài cách trình bày khác về khái niệm này, nhưng bản chất thì vẫn giống nhau: các hành động chiến đấu được biện minh (cho là đúng đắn) nếu nhằm mục đích bảo vệ con người, cộng đồng và nhà nước”, Đại giáo trưởng nói.

Tình hình Syria mới nhất ngày 9/1 - ảnh 4

Đức Ngài Kirill

Đức Ngài Kirill nhận định, hoạt động quân sự của Nga ở Syria mang tính phòng thủ vì nó không làm lây lan chủ nghĩa khủng bố ra khỏi biên giới nước này.

Đại giáo trưởng nhắc lại rằng, người Nga cũng nhận thức rõ, chủ nghĩa khủng bố đem lại những bất hạnh khủng khiếp nào: “Dân tộc ta đã trải qua những thử thách khủng khiếp – nào Beslan, nào Volgograd, tôi không thể liệt kê hết ở đây. Những đau đớn chúng ta đang trải qua, chúng ta hiểu rõ chúng như thế nào. Và cả việc máy bay của ta bị rơi trên bầu trời Sinai, Ai Cập. Chính vì vậy, những gì đang xảy ra chỉ là hành động phòng vệ đáp trả của chúng ta. Với ý nghĩ này, chúng ta có thể coi đây là một cuộc chiến công bằng, vì lẽ phải”.

Ngoài ra, Đức Thượng phụ cho rằng, việc Nga tham gia hoạt động quân sự tại Syria và khu vực Trung Đông đã cứu giúp cho rất nhiều người “đang trong tình trạng nguy hại do các hoạt động của bọn khủng bố, tất nhiên trong đó gồm cả những cộng đồng Kitô giáo”. “Chúng tôi ghi nhận những trường hợp cứu thoát người Kitô giáo khỏi tù đày, giải phóng các khu vực, điểm tụ tập của cộng đồng Kitô giáo. Phản ứng rõ ràng chúng tôi nhận lại từ những người anh em đồng đạo là họ mong chờ Nga tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố này”, Đức ngài Kirill kết luận.

Từ ngày 30/09/2015 theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, không quân Nga đã bắt đầu không kích vào các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo IS” và nhóm cực đoan Al-Nusra Dzhebhat trên lãnh thổ nước này.

Cùng với lực lượng không quân, các tàu thuộc Hạm đội Caspian và tàu ngầm Rostov-on-Don thuộc Hạm đội Biển Đen cũng tham gia vào chiến dịch tại Syria, tiêu diệt hàng trăm chiến binh và hàng nghìn mục tiêu khác nhau của bọn khủng bố.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ hãng tin  Riafan.ru, hãng chuyên đưa tin về hình hình kinh tế, chính trị…các nước, đặc biệt là Ukraine và các nước Trung Đông.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !