Tình hình Syria mới nhất ngày 29/3
Tổng thống Iraq gọi tình hình tại Mosul là thảm họa nhân đạo |
Tổng thống Iraq gọi tình hình tại Mosul là thảm họa nhân đạo
Phỏng vấn với RIA Novosti hôm 28/3, Tổng thống Iraq Fuad Masum cho hay những gì đang xảy ra tại Mosul là một thảm họa nhân đạo nhưng không thể để thành phố này rơi vào tay bọn khủng bố.
“Những gì đang xảy ra chắc chắn là thảm họa nhân đạo. Ví dụ những người dân vốn có cuộc sống ổn định 3 năm trước thì giờ sống trong cảnh màn trời chiếu đất, trở thành người tị nạn và sống trong những túp lều tạm bợ” – nhà lãnh đạo Iraq nhấn mạnh.
Theo đó “tình nhân đạo rõ ràng là rất phức tạp, nhưng việc để Mosul rơi vào tay lực lượng khủng bố, để thành phố này biến thành trung tâm hoạt động của chúng là vô cùng phi lý, vì vậy các bên cần phải đấu tranh chống lại lực lượng này và cuộc chiến đó mang giá trị riêng của mình”.
Quân đội Iraq bắt đầu chiến dịch giải phóng Mosul từ tay các chiến binh thuộc nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo IS” từ tháng 10/2016 với sự hỗ trợ của Liên minh quốc tế do Hoa Kỳ dẫn đầu. Trước đó phần phía Đông của Mosul đã được giải phóng. Giữa tháng Hai Thủ tướng Iraq công bố bắt đầu hoạt động giải phóng phần phía Tây thành phố.
Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) khoảng 100.000 người Iraq đã buộc phải rời bỏ nơi cư trú ở phía Tây Mosul do những hoạt động giao tranh trong khuôn khổ chiến dịch giải phóng thành phố này. Ngoài ra Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng tuyên bố ít nhất 12 người, trong đó có phụ nữ và trẻ em đang được điều trị để tránh khỏi những tác động của vũ khí hóa học ở Mosul.
QUân đội Syria |
Damascus đạt thỏa thuận với quân nổi dậy về việc di tản 8.000 cư dân từ hai ngôi làng bị phong tỏa ở Idlib
Kênh truyền hình Al-Mayadin của Lebanon đưa tin khoảng 8.000 dân thường sẽ được sơ tán khỏi 2 ngôi làng của người Shiite là Fua và Kefraya thuộc tỉnh Idlib, Syria trong thời gian tới.
Theo đó chính quyền Damascus đã thành công đạt được thỏa thuận với các nhóm vũ trang về việc cho phép người dân cư rời khỏi 2 ngôi làng vốn bị phong tỏa. Thay vào đó 8.000 tay súng nổi dậy được phép tự do di tản khỏi hai thành phố nghỉ dưỡng Madaya và Zabadani thuộc tỉnh Reef Dimashqi, Syria.
Cả hai khu nghỉ dưỡng trên núi Madaya và Zabadani hiện thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy và 2 ngôi làng của người Shiite Fua và Kefraya đều là những khu vực áp dụng thỏa thuận ngừng bắn địa phương. Thỏa thuận giữa chính phủ và các tay súng cực đoan đạt được từ năm 2015, theo đó quân nổi dậy phải rút lui hoàn toàn khỏi những khu vực này nhưng tới nay điều này vẫn chưa được thực hiện.
Gần đây trong một cuộc phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố, ưu tiên chính của người dân Syria trong giai đoạn này là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và tiến trình hòa giải địa phương trên khắp cả nước. Theo nhà lãnh đạo Syria hai nhiệm vụ này có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, chỉ khi chúng được giải quyết “thì việc thảo luận các vấn đề khác mới có thể được đề cập tới”.
Hơn 10.000 tay súng cố gắng chiếm giữ thành phố Hama của Syria |
Hơn 10.000 tay súng cố gắng chiếm giữ thành phố Hama của Syria
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Moscow hôm thứ Ba (28/3) Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang LB Nga – Tướng Sergei Rudskoy tuyên bố một nhóm gồm 10.000 tay súng Dzhebhat al-Nusra và các băng nhóm đồng minh kể từ ngày 21/3 đã cố gắng xâm nhập vào thành phố Hama của Syria.
“Từ ngày 21/3 một số nhóm vũ trang đã cố gắng chiếm giữ thành phố Hama. Một nhóm gồm hơn 10.000 tay súng từ nhóm Dzhabhat en-Nusra và lực lượng đồng minh đã được thành lập tại khu vực do phe đối lập nắm quyền kiểm soát. Trong hoạt động tấn công những kẻ khủng bố lợi dụng quân số đông đã chiếm giữ được một số khu vực ở ngoại ô Hama và tiến sát tới trung tâm thành phố” – Tướng Nga xác nhận.
Nhà lãnh đạo quân sự cũng nhấn mạnh nhờ hoạt động của quân đội Syria cùng sự trợ giúp của Không quân Nga mà tình high ở khu vực này đã đi vào ổn định.
"Trong 4 ngày đêm giao tranh hơn 2.100 tay súng, 55 xe bọc thép, 22 chiếc di động cùng hơn 100 xe chở vũ khí hạng nặng của các phần tử thánh chiến đã bị tiêu diệt trong khu vực này. Hiện hoạt động giải phóng thành phố Hama vẫn đang tiếp tục, quân chính phủ đang tiến hành một đợt phản công” – ông Rudskoy bổ sung.
Hơn 300 dân thường thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công Tây Mosul |
Hơn 300 dân thường thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công Tây Mosul
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 28/3 cho biết hơn 300 dân thường đã thiệt mạng kể từ khi cuộc tấn công nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Tây Mosul (Iraq) mở màn hồi tháng 2 vừa qua, đồng thời nhấn mạnh rằng số người chết có thể đã vượt quá con số 400 nếu những trường hợp tử vong mới đây được xác thực.
Văn phòng Nhân quyền LHQ đã phát đi một tuyên bố nêu rõ: "Theo thông tin đã được Văn phòng Nhân quyền LHQ và phái đoàn cứu trợ LHQ tại Iraq xác thực, có ít nhất 307 người thiệt mạng trong khoảng thời gian từ 17/2 đến 22/3".
LHQ tuyên bố rằng tổ chức này cũng có "những báo cáo" về 95 người khác thiệt mạng tại 4 khu vực lân cận Tây Mosul trong khoảng thời gian từ 23-26/3.
Trước đó, ngày 24/3, LHQ đã bày tỏ lo ngại về thông tin thương vong đối với dân thường ở Mosul đồng thời hối thúc các bên xung đột tránh gây thương vong cho dân thường.