Tình hình Syria mới nhất ngày 11/1
Tổng thống Nga Putin (phải), Ngoại trưởng Lavrov |
Quân đội Syria tổ chức tấn công dồn dập vào các mục tiêu của Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo IS” và các phe nhóm cực đoan khác tại thành phố Hama, cách thủ đô Damascus khoảng 200km. Kết quả đã tiêu diệt hàng chục chiến binh khủng bố và nhiều cơ sở hạ tầng của chúng.
Được biết, các lực lượng dân quân đã trợ giúp quân đội chính phủ Syria tiêu diệt các chiến binh của IS, nhóm cực đoan Jund al-Aqsa và Jaish al-Fatah ở phía Bắc nước này.
Các cuộc không kích được tiến hành tại khu vực biên giới tỉnh Hama với Idlib và Latakia. Đài chỉ huy của quân khủng bố ở các thị trấn Sheikh Miskin, Nava và Etbaa cũng bị tàn phá nặng nề.
Ngoài ra, quân đội của ông Assad còn tấn công mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát dọc theo đường Sheikh Miskin - Nava, cắt đường tiếp tế chính của phiến quân nổi dậy ở khu vực này.
Một thủ lĩnh cấp cao IS bị không quân Iraq tiêu diệt
Một kênh truyền hình Iran đưa tin khẩn cấp: “Trong một đợt không kích của không quân Iraq vào thị trấn Barwani ở phía Tây tỉnh Anbar, tên Assi Ali Nasser al-Obeidi - phó chỉ huy số hai dưới trướng thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo IS Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt
Assi al-Obeidi từng là cựu đại tá quân đội Iraq, bị bắt sau khi đào ngũ, bị giam tại nhà tù gần thủ đô Bagda và trốn khỏi tù năm 2013. Sau đó tên này trở thành một trong những nhà tư tưởng (thủ lĩnh tinh thần) của bọn khủng bố và là tham mưu trưởng Hội đồng Quân sự của phiến quân IS.
Không chỉ IS quan tâm tới Nga
Phát biểu trên kênh truyền hình Iraq nhà địa chính trị Joaquin Flores nhận định, hiện hoạt động không kích của Không quân Nga vào các mục tiêu của IS và các phe nhóm cực đoan là nhằm giữ vững mục tiêu của cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu.
“Về mặt này, Nga không phải dựa trên hệ thống phân cấp trừu tượng hay mối nguy hiểm tiềm năng nào đó mà chỉ dựa vào sự hiểu biết về chiến lược quân sự.
Vì thực tế chỉ có 1/3 số đợt không kích nhằm vào các mục tiêu IS, phần còn lại tấn công vào các phe nhóm cực đoan, lực lượng gây ra nhiều vấn đề không kém IS”, ông Flores cho hay.
Ảnh minh họa |
Thủ tướng Nhật Bản Abe có cái nhìn tích cực về chính sách của Nga ở Syria. Ông Abe gọi việc quân đội Nga tham gia vào cuộc xung đột tại khu vực Trung Đông là việc làm “quan trọng và mang tính xây dựng”.
Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề giữa hai nước (Nga và Nhật Bản).
“Trong hơn 70 năm qua Nga và Nhật Bản chưa hề ký kết hiệp ước hòa bình. Còn một vấn để lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết thông qua đối thoại cấp cao. Vì vậy, tôi muốn mời Tổng thống Vladimir Putin đến Nhật Bản vào một thời điểm thích hợp để bàn về vấn đề này", ông Abe phát biểu.
Kẻ giữ nhà của Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama không thể tự hào về ngành truyền thông chuyên nghiệp của quốc gia này. Tờ Daily Telegraph đã buộc tội ông Obama lợi dụng không khí những ngày lễ năm mới để lặng lẽ nới lỏng dây cương của chính sách đối ngoại.
Tờ báo này cho rằng, ông Obama đã không áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Iran liên quan tới việc quân đội nước này tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới.
Tổng thống Mỹ còn để yên cho Trung Quốc cố gắng thực hiện mục tiêu làm bá chủ khu vực Biển Đông và thiết lập quan hệ gần gũi với Nga.
“Bây giờ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã trở thành “người canh gác nhà” cho ông Sergey Lavrov, còn tổng thống Obama thì đã gặp ông Putin hai lần và gần như là cầu xin ông này tham gia vào liên minh quốc tế tại Syria.
Nếu ông Obama định đầu hàng trong chính sách đối ngoại, thì hãy thực hiện điều đó khi mà mọi người đang trong tình trạng say sưa hay còn bận rộn với những thứ quan trọng khác”, Các nhà báo của Daily Telegraph đả kích gay gắt.
Mục đích chính của bài viết này là: Nga sẽ không thể bị cô lập và sự thụ động của ông Obama sẽ làm suy yếu nền móng hòa bình của Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ hãng tin Riafan.ru, hãng chuyên đưa tin về hình hình kinh tế, chính trị…các nước, đặc biệt là Ukraine và các nước Trung Đông.