Tình hình Syria: Chiến sự Syria có loạn dưới thời Tổng thống Biden?

Sự thay đổi ở Syria dưới thời Tổng thống Biden; Xung đột giữa quân đội Syria với phe Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib là những diễn biến mới của tình hình Syria. 

Chiến sự Syria có gì thay đổi?

Mỹ sẽ không vội rút quân

Chia sẻ với Sputnik, chuyên gia nghiên cứu Trung Đông Ghassan Kadi nhận định, việc ông Biden tái thi hành các chính sách diều hâu ở Trung Đông như dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tạo ra nguy hiểm cho Syria.

Hôm 20/1, đúng ngày ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46, chính quyền Damascus đã gửi thông điệp đầu tiên cho chính quyền  Mỹ. Cụ thể, phát biểu trước Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, đại sứ Syria Bashar al-Jaafari đã hối thúc Nhà Trắng “dừng các hành động mang tính khiêu khích và xâm lược”, đồng thời rút quân khỏi khu vực và dừng những nỗ lực “đe dọa tới chủ quyền, sự hợp nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria”.

{keywords}
Quân đội Syria. (Ảnh: Sputnik)

Xét về chính quyền Syria, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và liên quân do Mỹ đứng đầu, theo ông Kadi, Nga và chính quyền Syria vẫn nắm ưu thế ở cả hiện tại lẫn tương lai.

Ông Kadi cho rằng, chính quyền mới của Tổng thống Biden sẽ không rút binh sĩ Mỹ khỏi Syria sớm mà thay vào đó, Mỹ vẫn muốn đảm bảo vị trí dẫn dắt liên minh quốc tế tiêu diệt nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và dùng tầm ảnh hưởng của mình trong khu vực để đưa ra phương án dàn xếp chính trị ở Syria. Thêm vào đó, Mỹ sẽ gây sức ép với tất cả các bên để theo đuổi giải pháp chính trị, cũng như đưa Mỹ vào vị trí dẫn dắt những nỗ lực nhân đạo ở Syria.

Điển hình, ngay trước lễ nhậm chức của ông Biden, tờ Syria Times đưa tin hôm 13/1, phái đoàn Mỹ gồm 60 phương tiện bao gồm các xe tải chở theo vũ khí di chuyển từ Iraq đã tiến vào tỉnh Hasakah của Syria.

Theo ông Kadi, ngay cả khi ông Biden cho tăng cường thêm lính trên lãnh thổ Syria, Mỹ cũng không thể tạo nên sự thay đổi lớn trong cán cân sức mạnh. Thay vào đó, Washington sẽ phải tái đàm phán với Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria.

Bởi theo ông Kadi, sau 5 năm tham chiến ở Syria cùng với các đối tác là Ankara và Tehran, Moscow đã tạo ra sự thay đổi đáng kể ở quốc gia Hồi giáo trong 10 năm nội chiến. 

TT Biden sẽ hàn gắn bất đồng Mỹ - Thổ?

Ông Kadi cho rằng, nếu như chính quyền của Tổng thống Biden quay sang hàn gắn quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ như bày tỏ sự ủng hộ chống lại người Kurd, đồng thời tạo ra sự chia rẽ giữa Moscow và Ankara, tình hình ở Syria sẽ có sự thay đổi.

Theo kịch bản này, Washington gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đã ban hành hồi tháng 12/2020 với Ankara liên quan tới thương vụ Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ đưa Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình phát triển tiêm kích F-35 của Tập đoàn Lockheed Martin.

Song chuyện này dường như khó có thể xảy ra bởi ông Anthony Blinken, một cựu quan chức cấp cao dưới thời Tổng thống Obama và nay là tân Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Biden, đã tuyên bố tại Ủy ban Thượng viện Mỹ hôm 19/1 rằng, Nội các sẽ tiếp tục thi hành lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ và trong tương lai, không loại trừ lệnh cấm vận sẽ còn được mở rộng hơn.

Ngoài ra, khả năng chính quyền của ông Biden sẽ không từ bỏ ý định ủng hộ các lực lượng người Kurd mà cụ thể là nhóm phiến quân Syria mang tên Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Trong đó, ông Blinken còn là người lâu nay đề xuất hỗ trợ trang bị vũ khí cho các tay súng người Kurd.

Một dấu hiệu khác cho thấy quan hệ Mỹ - Thổ sẽ còn tiếp diễn căng thẳng. Theo CNBC, trong bài phỏng vấn hồi tháng 1/2020 với tờ The New York Times, ông Biden đã gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là “người chuyên quyền” và cho rằng Mỹ có thể hỗ trợ các thủ lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ đối lập “để có thể hạ bệ ông Erdogan”.

{keywords}
Cảnh sát quân sự Nga tiến hành tuần tra ở Syria. (Ảnh: AP)

Hàn gắn Mỹ - Iran 

Việc ông Biden có ý định đưa Mỹ trở lại thi hành thỏa thuận hạt nhân với Iran, nhiều khả năng động thái này sẽ tạo ra tác động tích cực tới tình hình Syria.

“Nếu ông Biden hạ nhiệt căng thẳng với Iran, điều này có thể dẫn tới những tác động tích cực tới mối quan hệ giữa Mỹ với Nga và Syria bao gồm cả khả năng xóa bỏ lệnh trừng phạt. Nhưng động thái này cũng sẽ làm Iran và khả năng cả Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy khó chịu”, ông Kadi cho hay.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) được Iran ký kết vào năm 2015 với Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức và Liên minh châu Âu (EU) nhằm giới hạn chương trình hạt nhân của Tehran và đổi lại những lệnh trừng phạt chống lại quốc gia này được gỡ bỏ. Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút Mỹ ra khỏi JCPOA và quay trở lại áp đặt liên tiếp lệnh trừng phạt với Iran. Kể từ đây, quan hệ Mỹ - Iran lại rơi vào vòng xoáy căng thẳng

Về phần mình, ông Biden cho biết Mỹ sẽ tái xem xét kế hoạch quay trở lại thỏa thuận hạt nhân sau thời gian tham vấn với Israel và các nước vùng Vịnh. Ngoài ra, Washington có ý định đưa chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Iran vào nội dung tái đàm phán sắp tới, trong khi vấn đề này đang bị Tehran phản đối mạnh mẽ.

Cuối cùng, ông Kadi kết luận Nga sẽ tiếp tục giữ vai trò là nhà trung gian đáng nể để ngăn chặn khu vực Trung Đông rơi vào cảnh hỗn loạn hơn.

“Kể từ khi binh sĩ Nga tới Syria, tôi đã nói rằng Tổng thống Putin đã có sẵn một kế hoạch hòa bình toàn diện nhằm đưa tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán. Nga không chỉ là một nước lớn, mà còn là quốc gia có được sự tin tưởng của tất cả các bên liên quan”, ông Kadi nhấn mạnh.

Xung đột lớn ở tiền tuyến phía nam Idlib

Các vụ đụng độ quy mô lớn đã bùng nổ giữa quân đội Syria và các lực lượng được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở tỉnh Idlib hôm 26/1. Giao tranh giữa hai bên kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Nguồn tin từ tỉnh Hama cho hay, quân chính phủ Syria đã xung đột với lực lượng Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) được Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng tại khu vực gần thị trấn Al-Fateera và Al-Bara’a cùng với Kafr Nabl ở tỉnh Idlib.

Giao tranh không gây ra thương vong lớn cho 2 bên, nhưng buộc 2 lực lượng di chuyển quân tới khu vực quanh vùng Jabal Al-Zawiya thuộc phía nam tỉnh Idlib.

Kể từ đầu năm nay, mặt trận Jabal Al-Zawiya chứng kiến tình trạng căng thẳng gia tăng giữa quân đội Syria với các nhóm phiến quân được Ankara hậu thuẫn, khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn.

Ngay cả khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiếp tục tiến hành tuần tra dọc đường cao tốc M-4 hay còn gọi là cao tốc Latakia – Aleppo, các vụ đụng độ bắn pháo quy mô lớn vẫn xảy ra giữa các bên có mâu thuẫn trong vùng. 

Tình hình Syria: Nghi vấn UAV Nga dội bom xuống quân của Thổ Nhĩ Kỳ

Tình hình Syria: Nghi vấn UAV Nga dội bom xuống quân của Thổ Nhĩ Kỳ

UAV Nga được cho tấn công khu vực buôn lậu dầu của phe Thổ Nhĩ Kỳ; Quân chính phủ Syria đụng độ người Kurd là những diễn biến mới của tình hình Syria. 

Minh Thu (lược dịch)

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Trung Quốc từ chối yêu cầu của Mỹ tổ chức họp cấp bộ trưởng quốc phòng

Trung Quốc đã từ chối đề xuất của Mỹ về việc tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng quốc phòng bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.

Con trai Thủ tướng Nhật Bản từ chức vì 'hành vi không phù hợp'

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, con trai cả của ông sẽ từ chức thư ký vì đã có những hành vi không phù hợp tại dinh thủ tướng vào năm ngoái.

Đang cập nhật dữ liệu !