Tình hình Syria 11/11: Dưới thời Donald Trump, Nga - Mỹ có thể hợp tác chống khủng bố
Bộ trưởng Quốc phòng Nga S.Shoigu. |
Bộ Quốc phòng Nga: các vụ ném bom của Mỹ đã làm thiệt mạng hàng ngàn người Syria và Iraq
Hôm thứ Năm (10/11) một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga đưa ra tuyên bố hàng ngàn dân thường Syria và Iraq đã thiệt mạng trong hoạt động ném bom của Không quân Mỹ trong suốt một năm nay.
Tuyên bố trên là lời đáp trả trước thông báo của phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) – Đại tá John Thomas cho rằng, kể từ tháng 10 năm ngoái đến hết tháng 9 năm nay có tổng cộng 64 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong các vụ không kích của Không quân Mỹ tại Syria và Iraq
“Khi lắng nghe báo cáo từ phát ngôn viên CENTCOM, tôi có ấn tượng rằng, Lầu Năm Góc không coi hàng ngàn dân thường Syria và Iraq thiệt mạng trong các vụ không kích của họ là “nhân dân”. Tuy vậy ngay cả với hình thức cũ rích như thế sự thiếu trung thực và tráo trở của các đồng nghiệp Mỹ cũng nên có giới hạn nhất định” – nguồn tin trên nhận định.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, Không quân Mỹ tại Syria và Iraq trung bình gây ra 20 vụ ném bom mỗi ngày và gần 7.300 vụ ném bom trong suốt năm nay.
“Hơn nữa phần quan trọng của “nhiệm vụ” được giao cho máy bay ném bom chiến lược B-1B với B-52H, mà tính nhân đạo và độ chính xác của những tiêm kích này đã nổi tiếng từ thời chiến tranh tại Việt Nam” – nguồn tin tiếp tục.
Kể từ năm 2014 Hoa Kỳ cùng các đồng minh của mình tiến hành chiến dịch “Quyết tâm không thể lay chuyển” chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo IS trên lãnh thổ Iraq và Syria. Trong đó hoạt động của lực lượng này ở Syria không nhận được sự đồng thuận của chính phủ nước này.
Ông Donald Trump chính thức được bầu làm Tổng thống Mỹ |
Mỹ và Nga có thể tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố
Trả lời phỏng vấn với hãng Sputnik, chuyên gia phân tích trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời là giáo sư Trường Đại học Puerto Rico do Mỹ thành lập – ông Lajos Szaszdi cho rằng, Nga và Mỹ có thể mở rộng hợp tác chống khủng bố trong trường hợp Tổng thống mới đắc cử Donald Trump thực hiện cam kết của mình đưa ra trong hoạt động tranh cử trước đó.
“Nếu ngài Trump thực hiện lời hứa đưa ra trong chiến dịch tranh cử của mình, thì quan hệ hợp tác giữa Nga và Mỹ, trong đó có việc trao đổi thông tin tình báo và hợp tác trong các hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt IS sẽ được tăng cường” – ông Szaszdi nói.
Theo nhà phân tích hợp tác quân sự giữa hai nước ngoài chống lại IS có thể thêm vào cuộc chiên với các tổ chức khủng bố có vũ trang khác (bị cấm ở LB Nga) như Al-Qaeda và Dzhebhat al-Nusra.
Ông Szaszdi cũng nhấn mạnh rằng, việc các quốc gia Châu Âu không có khả năng “thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ của họ về việc đồng tài trợ cho NATO có thể dẫn tới việc Hoa Kỳ sẽ dần dần rút khỏi Châu Âu trong thời gian dài”. Điều này theo nhà phân tích có thể đưa tới sự kiện quân đội Châu Âu sẽ được thành lập dưới sự lãnh đạo của Đức, Pháp và các nước EU khác.
Chuyên gia kết luận, dưới thời ông Trump Hoa Kỳ có thể sẽ yêu cầu các đối tác của mình thuộc các liên minh khác trong khu vực sẽ san sẻ gánh nặng tài chính nhiều hơn, chứ không chỉ công khai dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga |
Đô đốc Hải quân Nga nói về tính khả thi của căn cứ ở Tartus
Trả lời phỏng vấn với RIA Novosti hôm 10/11 cựu Phó Tư lệnh Hải quân LB Nga - Đô đốc Ivan Vasiliev tuyên bố, căn cứ Tartus ở Syria và nhiều điểm hậu cần khác của Hải quân Nga có thể sẽ được xây dựng phù hợp với mức độ của các nhiệm vụ cần giải quyết.
“Chúng ta không có căn cứ hải quân, nhưng lại có những điểm hậu cần có thể đảm bảo cho tàu chiến của chúng ta tất cả các nguồn dự trữ cần thiết như: nhiên liêu, nước, thực phẩm, giúp sữa chữa tàu chiến khẩn cấp. Để làm được điều đó chúng ta đã giữ lại đây các kho xưởng nổi, các tàu tiếp tế tổng hợp và tàu chở dầu” – đô đốc Nga tiết lộ.
Ông Vasiliev cũng nhấn mạnh “khá lâu trước đây quyết định phát triển các tàu trong thành phần lực lượng quân sự hiện diện thường trực, trước hết là ở biển Địa Trung Hải đã được thông qua”.
“Đây là khu vực hoạt động của các tàu nổi và tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen, Baltic và Hạm đội phương Bắc. Vì vậy việc tăng cường năng lực của các điểm hậu cần trong những khu vực có chiến sự, trước hết là ở Tartus hoàn toàn phù hợp. Tôi nghĩ Tartus sẽ được phát triển trên cơ sở pháp lý đã được thông qua, độ hiện đại tương ứng với cấp độ các nhiệm vụ cần giải quyết, để chúng ta có thể quản lý được lực lượng thường trực hoạt động trong vùng biển Địa Trung Hải cũng như các khu vực khác” – Đô đốc Nga tiếp tục.
Cựu phó Tư lệnh Hải quân Nga cho biết thêm vấn đề phát triển đội tàu chở dầu đi kèm với các tàu chiến trong những chiến dịch ở xa đang được xem xét trong chương trình đóng tàu dài hạn.